Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nét đẹp di sản Cố Đô Huế qua thơ ca, hội họa

Như Ý (T/h) - 07:40, 24/06/2022

Ngày 23/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Nét đẹp di sản Cố Đô Huế qua thơ ca, hội họa" chào mừng tuần lễ Festival Huế 2022 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển".

Có hơn 250 tác phẩm ký họa và thơ ca được giới thiệu công chúng trong dịp đặc biệt hưởng ứng Tuần Festival Huế 2022
Có hơn 250 tác phẩm ký họa và thơ ca được giới thiệu công chúng trong dịp đặc biệt hưởng ứng Tuần Festival Huế 2022

Triển lãm trưng bày, giới thiệu đến công chúng hơn 250 ký họa và 30 bài thơ phản ánh về quần thể di tích cố đô Huế với thành quách, cung điện, đền đài, lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch và nhiều công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử triều đình nhà Nguyễn, kiến trúc dân gian (đình, chùa, miếu), phong cảnh, nhà vườn Huế....

Sản phẩm trưng bày tại triển lãm là kết quả của chương trình “Hành trình ký họa di sản cố đô Huế 2022” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức, với sự kết hợp của gần 100 thành viên bao gồm kiến trúc sư, nghệ thuật, họa sĩ, nhà thơ, nhà văn, thiếu nhi và những người yêu di sản Thừa Thiên-Huế, nhóm ký họa đô thị Hà Nội…

Trong khuôn khổ triển lãm còn diễn ra các hoạt động đặc sắc khác như: trưng bày bộ sưu tập áo dài truyền thống; trưng bày và trình diễn bộ sưu tập áo dài của Nhà thiết kế Viết Bảo trên nền tranh của một số họa sĩ Huế, lấy ý tưởng từ mỹ thuật cung đình và một số tác phẩm ký họa về Huế; vẽ phong cảnh Huế lên áo dài, ký họa chân dung, vẽ trên nón lá Huế do các họa sĩ Huế thực hiện.

Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế đến ngày 30/6/2022.

Tin cùng chuyên mục
Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.