Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc- Tôn giáo

Nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Ơ Đu

Đình Tuân - Ngọc Anh - 09:34, 23/08/2021

Do quá trình chung sống cộng cư trong một thời gian dài với đồng bào các dân tộc khác trong vùng nên văn hóa truyền thống của dân tộc Ơ Đu ở Tương Dương (Nghệ An) đã bị mai một đi khá nhiều. Tuy nhiên, quan sát họa tiết trang trí trên chân váy của phụ nữ, có thể dễ dàng phân biệt trang phục truyền thống của người Ơ Đu có những nét độc đáo riêng.

Phụ nữ Ơ Đu trong trang phục truyền thống
Phụ nữ Ơ Đu trong trang phục truyền thống

Ơ Đu là 1 trong 5 dân tộc ít người nhất của Việt Nam. Hiện nay, đồng bào Ơ Đu cư trú tập trung tại bản Văng Môn, xã Nga My, Tương Dương (Nghệ An). 

Bà Vi Thị Dung (dân tộc Thái, lấy chồng là người Ơ Đu) ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương là một trong số ít người còn biết dệt, thêu, may trang phục truyền thống của dân tộc Ơ Đu. Bà Dung cho biết: “Để làm ra một bộ trang phục cần sự kiên trì, tỉ mỉ và mất không ít thời gian vì tất cả các công đoạn đều phải làm bằng phương pháp thủ công”.

Lâu nay, người Ơ Đu sử dụng trang phục có nhiều nét tương đồng với trang phục của người Thái. Váy, thắt lưng và khăn quấn đầu của người Ơ Đu đều được dệt bằng sợi tơ tằm.

Tuy nhiên điểm khác biệt dễ nhận thấy là chân váy của người phụ nữ Thái thường được thêu với nhiều loại hoa văn phần lớn là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa lá, động vật, mặt trời, các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ. Còn chân váy của người phụ nữ Ơ Đu thường thêu các hình khối zíc zắc và nhỏ bản hơn so với chân váy người phụ nữ Thái.

Thân váy và áo của người phụ nữ Ơ Đu thường là màu đen. Áo của phụ nữ Ơ Đu có tay phải dài, không có áo tay ngắn. Tuy nhiên, chiều dài của áo thì chỉ quá ngực, vừa chạm đến phần eo. Áo không khuy, không cúc, mà dùng 4 sợi dây buộc chéo; thắt lưng và khăn quấn đầu không thêu hoa văn.

Theo bà Mạc Thị Tím, Trưởng bản Văng Môn, xã Nga My, Tương Dương (Nghệ An) thì những năm gần đây, các cấp các ngành thường xuyên quan tâm đầu tư kinh phí để phục dựng lại những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Ơ Đu; Chi bộ, BQL bản cũng thường xuyên tuyên truyền nên bà con người Ơ Đu đã từng bước ý thức được việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Được biết hiện nay, mỗi bộ trang phục đầy đủ gồm có: váy, áo, dây thắt lưng, khăn quấn đầu có giá bán từ 700 ngà đến 1 triệu đồng/ bộ.

Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng được gìn giữ, bảo tồn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển của dân tộc Ơ Đu.

Dưới đây là một số hình ảnh về dệt thổ cẩm và nét đẹp trang phục của phụ nữ Ơ Đu huyện Tương Dương, Nghệ An.

Bà Vi Thị Dung (con dâu người Ơ Đu) bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương dệt trang phục truyền thống
Bà Vi Thị Dung ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương dệt trang phục truyền thống
Nét đẹp trang phục của phụ nữ Ơ Đu- dân tộc rất ít người ở Việt Nam 2
Hoa văn dưới chân chiếc váy của dân tộc Ơ Đu

 

Nét đẹp trang phục của phụ nữ Ơ Đu- dân tộc rất ít người ở Việt Nam 3
Trang phục truyền thống của phụ nữ Ơ Đu

 

Nét đẹp trang phục của phụ nữ Ơ Đu- dân tộc rất ít người ở Việt Nam 4
Các em học sinh và cô giáo trong trang phục truyền thống của dân tộc Ơ Đu

 

Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.