Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Dân tộc - Tôn giáo
Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ
Vũ Mừng
-
18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Tweet
19-03-2025
Xác lập kỷ lục "Tháp chuông gió lớn nhất Việt Nam"
30-09-2024
Đề nghị công nhận 4 hiện vật quý thời Nguyễn là Bảo vật quốc gia
23-04-2024
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”
Chùa Cổ Lễ có lịch sử khởi dựng từ thời Lý (thế kỷ XII). Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Tổ, Thiền sư Nguyễn Minh Không - Quốc sư thời Lý có công khởi dựng chùa, dạy dân làm nghề chài lưới, nông nghiệp, đúc đồng, làm thuốc…
Chùa Cổ Lễ trước đây được xây dựng bằng gỗ. Trải qua sự phong hoá của mưa nắng và thời gian, ngôi chùa cổ xưa bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 1902, Đệ nhất Sư tổ Phạm Quang Tuyên về trụ trì và đã cho trùng tu tái thiết lại ngôi chùa theo kiến trúc mới: “Nhất thốc lâu đài”.
Ngày nay, chùa Cổ Lễ là một chỉnh thể gồm nhiều công trình kiến trúc khác nhau, trải rộng theo hướng Đông - Tây gồm: Cổng chùa, tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, cầu cuốn, Tam quan, Phật giáo Hội quán, Đền thờ Trần Hưng Đạo (Linh Quang từ), Phủ Mẫu, nhà Tổ, nhà khách, phòng tăng, pháp đường, gác chuông “Kim Chung Bảo Các”...
Phía sau chùa Trình là một hồ lớn, giữa hồ có một quả chuông nặng 9 tấn. Đây cũng là điểm nhấn khiến cho bất cứ du khách nào đến chùa Cổ Lễ cũng phải xem cho kỳ được
Theo tư liệu của địa phương, quả chuông này có tên là Đại Hồng Chung do Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc năm 1936, được coi là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Chuông cao 4,2m, đường kính 2,2m, thành dày 8cm. Miệng chuông có họa tiết cánh sen, thân mang họa tiết hoa lá, sông nước và một số văn tự bằng chữ Hán
Sau khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bùng nổ, sợ chuông bị giặc phá hoại, người dân địa phương cùng nhà chùa đã vần chuông ngâm giấu dưới hồ nước. Khi hòa bình lập lại (năm 1954), quả chuông đồng được kéo lên đặt ở bệ giữa lòng hồ
Trải qua thời gian dài, đến nay quả chuông vẫn còn được giữ nguyên vẹn và trở thành biểu tượng lịch sử của chùa Cổ Lễ
Ngôi chùa cổ này cũng nổi tiếng bởi có tháp "Cửu Phẩm Liên Hoa" do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên thiết kế, xây dựng năm Đinh Mão, niên hiệu Bảo Đại năm thứ 2 (1927).
Tháp được thiết kế theo kiểu 9 tầng hoa sen cao 32m; Nền tháp thể hiện bằng một con rùa lớn nổi giữa hồ với kích thước dài 18m, rộng 10m. Mai rùa được cách điệu lượn cong thành 8 múi lớn, mỗi múi dài 4,65m. Bốn chân rùa vươn dài trụ vững xuống lòng hồ, đầu hướng vào trong chùa, đuôi hướng ra phía ngoài
Chùa Cổ Lễ cũng là nơi làm lễ: "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" cho 35 vị Tăng, Ny xông pha ra trận cứu nước từ năm 1947 đến năm 1981. Trong số đó, 12 nhà sư đã hi sinh, các nhà sư còn lại sau khi hoàn thành nhiệm vụ, có người ở lại quân ngũ và giữ nhiều chức vụ cao, có người trở về tiếp tục tu hành. Sự kiện “Cởi áo cà sa khoác chiến bào” là một dấu ấn đặc biệt mà cho đến nay đã trở thành một trong những huyền thoại của chùa Cổ Lễ.
Chùa Cổ Lễ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia năm 1988
Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định
Chùa Cổ Lễ
quả chuông nặng chín tấn
Nam Định
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Bảo tháp chùa Bái Đính - Công trình Phật giáo đồ sộ và đặc biệt
Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây
Cận cảnh bộ cửa rồng tuyệt mỹ còn được lưu giữ từ thời Trần
Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn: Giải ngân vốn các Chương trình MTQG đạt thấp
Hết quý I, kết quả giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) năm 2025 của tỉnh Bắc Kạn chỉ đạt 11% kế hoạch giao; trong đó, vốn đầu tư giải ngân đạt 14,6% kế hoạch; vốn sự nghiệp giải ngân đạt 0,2% kế hoạch.
Bạc Liêu: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ 3 ngày đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
Trà Vinh: Khánh thành chánh điện chùa Chông Prây
Kon Tum: Người có uy tín khẳng định vai trò nơi bản làng
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Kiên Giang: Sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp Đoàn công tác Ban trị sự GHPGVN tỉnh đến thăm và làm việc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ khánh thành và Kiết giới Sima Chánh điện
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”