Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Sắc màu 54
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”
Vũ Mừng
-
07:01, 23/04/2024
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Tweet
13-04-2024
Hà Nội: Công nhận 15 làng nghề, làng nghề truyền thống và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao
19-02-2024
Nghề làm xôi ở Phú Thượng trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Hơn 70 năm trước, nghề thổi thuỷ tinh đã có mặt tại thôn Xối Trì.
Quy trình làm nghề thổi thủy tinh trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc chọn nguyên liệu, các mảnh thủy tinh phải đảm bảo không bám bẩn và được phân loại theo màu xanh, trắng khác nhau.
Để làm nồi nấu thủy tinh cũng đòi hỏi kỹ thuật cao. Hiện nay, những người còn giữ nghề thổi thuỷ tinh tại thôn Xối Trì thường nhập nguyên liệu đất sét ở làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội). Đất sau khi đem về được nghiền thành bột trộn cùng với sạn chịu nhiệt theo tỷ lệ “sạn 2 đất 1” rồi đổ nước ủ từ 15-20 ngày. Sau khi phần đất và sạn chịu nhiệt quyện chặt vào nhau là đến công đoạn “nện đất” để làm đáy nồi.
Trung bình mỗi chiếc nồi nấu thủy tinh cao hơn 1m, rộng 80cm, đáy dày 10cm. Mỗi chiếc nồi khi được đắp xong sẽ được phơi từ 20 ngày đến 1 tháng mới có thể sử dụng.
Một mẻ thủy tinh được nấu 6-7 tiếng, khi nhiệt độ đạt mức cực đại (khoảng 1.800 độ) thì tan chảy. Thợ thổi thủy tinh lúc này cầm ống sắt lấy thủy tinh và bắt đầu thổi theo những khuôn hình chai, lọ, bóng đèn, cốc uống nước… có sẵn.
Bằng mắt, họ phải ước lượng lấy đủ số thủy tinh phù hợp để thổi sản phẩm cần làm; sau đó điều tiết hơi thở với nhịp ngắn, dài để thành hình sản phẩm. Vì vậy, ngoài sức khỏe, những người thợ lành nghề có kinh nghiệm còn phải có những thủ thuật để giữ cho hơi thở đều, vừa phải.
Trước đây trong thôn còn có nhiều hộ gia đình cùng làm nghề nấu, thổi thủy tinh. Các vật dụng trong gia đình từ cái nắp phích, chai lọ, bình hoa… gia đình đều tự làm được. Tuy nhiên giá thành, mẫu mã và sự vất vả là một trong những nguyên nhân khiến nghề đang bị mai một dần.
Hiện tại trong thôn chỉ còn 3 hộ theo nghề này, ông Trần Văn Duyên, người đã có gần 20 năm làm nghề thổi thuỷ tinh tại thôn Xối Trì xã Nam Thanh cho biết.
Ông Duyên chia sẻ thêm, để làm ra được những sản phẩm ưng ý, người thợ phải cảm nhận được độ “chín” của thủy tinh. Thời gian đạt độ nóng chuẩn của thuỷ tinh rất ngắn, người thợ nào khéo sẽ nắm bắt được thời điểm đó để thổi cho thuỷ tinh có hình dáng như ý muốn.
Những người thợ làm thủ công ở thôn Xối Trì, xã Nam Thanh thường làm theo đơn đặt hàng nên không cố định về sản phẩm, mặt hàng chủ yếu là cốc chén, lọ hoa, bóng đèn…
Trăm hay không bằng tay quen, mỗi người thợ thổi thủy tinh thủ công ở thôn Xối Trì mỗi ngày có thể sản xuất hàng trăm sản phẩm đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho những người còn quyết giữ lửa nghề.
Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công 'ngàn năm tuổi'
Xối Trì
Xã Nam Thanh
Huyện Nam Trực
Thổi thủy tinh
Cốc thủy tinh uống bia
Làng nghề Nam Trực
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Làng nghề nghìn năm lưu giữ tinh hoa áo dài trong từng đường kim tay dọc
"Sống lại" làng gốm cổ Thanh Hà 500 năm tuổi
Quảng Nam: Rộn ràng khai hội làng nghề mộc Kim Bồng
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”
Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Kon Tum: Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V diễn ra vào tháng 12/2024
Kon Tum: Tập huấn, bồi dưỡng về văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa
Bắc Hà (Lào Cai): Chuẩn hóa du lịch cộng đồng từ thành quả xây dựng nông thôn mới
Đặc sắc Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình năm 2024
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...
Lung linh “phố núi” A Nôr
Sáp nhập các đơn vị hành chính vùng DTTS - Còn đó những băn khoăn
Quảng Bình: Thành tựu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719
Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại
"Chữa bệnh" cho chiêng
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng