Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ngắm sắc màu trang phục truyền thống 49 dân tộc ở Đắk Lắk

Lê Hường - 19:43, 10/03/2023

Chào mừng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày chuyên đề “Trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk” với 45 hình ảnh, 130 hiện vật được chia thành 8 chủ đề, tương ứng với 8 nhóm ngôn ngữ và 1 bài viết giới thiệu chung về trang phục các dân tộc ở Đắk Lắk.

Hướng dẫn viên của Bảo tàng Đắk Lắk thuyết minh cho du khách
Hướng dẫn viên của Bảo tàng Đắk Lắk thuyết minh cho du khách

Chuyên đề nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị trang phục và văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. Đồng thời, khơi dậy lòng tự hào về di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt là với thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống..

Nằm ở trung tâm của vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk là nơi hội tụ của 49 dân tộc đến từ khắp mọi miền Tổ quốc. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng đã tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu trong sự thống nhất. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục truyền thống của các dân tộc là dấu hiệu nhận diện tộc người, là di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, chứa đựng giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử, tồn tại và phát triển qua quá trình lao động, sáng tạo. Cùng với y phục truyền thống còn có những bộ trang sức rất độc đáo, góp phần làm phong phú, tôn lên vẻ đẹp của trang phục dân tộc.

Sắc màu trang phục của nhiều dân dân tộc hội tụ
Sắc màu trang phục của nhiều dân dân tộc hội tụ

Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc có đặc trưng riêng. Trang phục của nhóm ngôn ngữ Nam Đảo như: dân tộc Ê Đê, Gia Rai, Chăm, Chu Ru, Raglay sống ở Đắk Lắk thường đơn giản, ít phong phú về kiểu loại, màu sắc và hoa văn. Trang phục của dân tộc La Chí, La Ha, Cờ Lao thì màu sắc chủ đạo là đen hoặc xanh. Trang phục của nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer cơ bản thống nhất trong cách cắt may và tạo dáng, nhưng mỗi dân tộc có cách trang trí khác nhau như dân tộc M’nông thường trang trí hoa văn dải ô chéo, móc câu, hoa văn hình người... trên mặt áo, váy, khố, tầm mền..., màu sắc cơ bản gồm đen, đỏ, vàng, tím, trắng, xanh, còn trang phục của người Khmer khá cầu kỳ với nhiều gam màu sặc sỡ, hoa văn trang trí tinh xảo và được đính bằng những hạt cườm...

Nhiều du khách đến tham quan không gian trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk
Nhiều du khách đến tham quan không gian trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk

Hào hứng tham quan không gian trưng bày, giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc ở Đắk Lắk, anh Nguyễn Trung Nguyên (20 tuổi) ở TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: Đây là lần đầu tiên tôi đến Đắk Lắk, tôi đã có 2 ngày đi tham quan một số điểm du lịch khám phá thiên nhiên, con người nơi đây. Đến thăm Bảo tàng Đắk Lắk, tôi hiểu thêm rất nhiều về văn hóa các dân tộc. Tôi thật sự không ngờ rằng ở một tỉnh mà có đến 49 dân tộc cùng sinh sống. Ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc, tôi có cảm giác địa phương này như “một Việt Nam thu nhỏ”, hội tụ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, phong phú.

Dưới đây là một số hình ảnh trang phục truyền thống của dân tộc, nhóm ngôn ngữ tương ứng 8 chủ đề của chuyên đề

Trang phục của dân tộc Khmer
Trang phục của dân tộc Khmer
Trang phục của các dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng, Mạ
Trang phục của các dân tộc Gié Triêng, Xơ Đăng, Mạ
Trang phục của các dân tộc Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xtiêng
Trang phục của các dân tộc Tà Ôi, Bru - Vân Kiều, Xtiêng
Trang phục của các dân tộc Chơ Ro, Brâu
Trang phục của các dân tộc Chơ Ro, Brâu
Không gian trưng bày trang phục nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, chủ đạo là nghi lễ của dân tộc Ê Đê trước sân nhà dài
Không gian trưng bày trang phục các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, chủ đạo là nghi lễ của dân tộc Ê Đê trước sân nhà dài
Tái hiện chợ phiên của nhóm ngôn ngữ H’Mông-Dao và nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Tái hiện chợ phiên của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao và nhóm ngôn ngữ Tày - Thái
Trang phục của nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến
Trang phục các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến
Trang phục nhóm ngôn ngữ Kadai và Việt-Mường
Trang phục các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Kadai và Việt - Mường
Du khách ngắm nhìn trang phục nhóm ngôn ngữ Hán
Du khách ngắm nhìn trang phục các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hán

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.