Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đặc sắc trang phục của người Dao Tiền ở Bắc Kạn

Thúy Hồng - 10:15, 07/03/2023

Người Dao ở Bắc Kạn sống rải rác ở các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Ngân Sơn… Trong nhiều yếu tố để làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Dao phải kể đến trang phục. Đặc biệt, trang phục của người Dao Tiền cầu kỳ, tinh tế nhưng vẫn rất phù hợp với tập quán lao động sản xuất.

Người Dao Tiền luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc
Người Dao Tiền luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc

Người Dao Tiền ở Bắc Kạn nói chung, người Dao Tiền ở xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông nói riêng, luôn ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc thông qua bộ trang phục độc đáo rất riêng, không trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào khác. Khác với người Dao đỏ họa tiết trong trang phục chủ yếu là màu đỏ, thì người Dao Tiền ở Bắc Kạn màu sắc chủ đạo trong trang phục là màu chàm và màu trắng rất tinh tế, nhã nhặn, hài hòa. Người Dao Tiền thường trang trí bộ trang phục của mình bằng những đồng tiền bạc. Đó là lý do vì sao họ có tên gọi là "Dao Tiền".

Trang phục của người Dao Tiền cầu kì, tinh tế nhưng phù hợp với tập quán lao động sản xuất của mình
Trang phục của người Dao Tiền cầu kỳ, tinh tế nhưng vẫn rất phù hợp trong lúc lao động sản xuất

Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua những công đoạn rất công phu và tỷ mỉ, có khi mất cả vài tháng mới hoàn chỉnh. Do vậy, người Dao Tiền rất tự hào về trang phục truyền thống của mình. Họ luôn mặc các trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội, đi chợ… Ở đó, chị em phụ nữ rất duyên dáng như những cánh bướm của núi rừng trong trang phục truyền thống.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Dao Tiền lấy màu chàm đen, chỉ màu xanh, trắng làm chủ đạo, tạo nên nét độc đáo riêng biệt
Trang phục của phụ nữ dân tộc Dao Tiền lấy màu chàm đen, chỉ màu xanh, trắng làm chủ đạo, tạo nên nét độc đáo riêng biệt

Chị Lý Thị Xuân, xã Đông Phong, huyện Bạch Thông cho biết: Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao Tiền gồm: Yếm, xà cạp, dây lưng, khăn vấn đầu, váy dài cùng đồ trang sức.Thân áo dài, xẻ tà và có nẹp nhỏ thêu hoa văn, khuy áo được làm bằng những đồng bạc chạm trổ khá công phu móc lại với nhau thành hình chéo, tay áo được khâu theo dạng tay ống và thêu nẹp bằng hoa văn.

Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Tiền phải trải qua những công đoạn rất công phu và tỉ mỉ
Để hoàn thành một bộ trang phục, những phụ nữ Dao Tiền phải thực hiện nhiều công đoạn rất công phu và tỷ mỉ

Khéo léo trong thiết kế trang phục, là hình tam giác đính vào gần cổ áo để làm yếm tạo sự kín đáo và tinh tế. Người phụ nữ Dao Tiền còn dùng dây lưng được dệt bằng sợi bông quấn sát vòng eo, ôm gọn lấy người tạo nét uyển chuyển khi lên nương, xuống chợ. Trang phục của người Dao Tiền chủ yếu thêu trên áo, phần váy họ vẽ sáp ong. Hầu hết phụ nữ đều có những mẫu thêu truyền thống rất tinh xảo… Màu sắc hoa văn ưa dùng là màu đen và trắng.

Những mẫu thêu truyền thống rất tinh xảo
Những mẫu thêu truyền thống rất tinh xảo

Theo phong tục người Dao, con gái trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa, may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, các thiếu nữ được bà, mẹ dạy cách thêu thùa, từ những công đoạn giản đơn đến phức tạp. Đến khoảng 15 tuổi là có thể thành thạo để tự làm cho mình chiếc váy hay chiếc khăn vấn đầu...

 Bộ trang phục của người Dao Tiền ngoài mặc để lao động sản xuất hằng ngày, còn được sử dụng trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi và đặc biệt trong lễ cấp sắc dành cho con trai. Việc may, thêu váy, áo... sẽ theo những người phụ nữ suốt cuộc đời.

Khuy áo được làm bằng những đồng bạc chạm trổ khá công phu móc lại với nhau thành hình chéo
Khuy áo được làm bằng những đồng bạc chạm trổ khá công phu móc lại với nhau thành hình chéo
Đặc sắc trang phục Dao Tiền ở Bắc Kạn 6
Cô gái Dao Tiền nổi bật với trang phục truyền thống
Phụ nữ Dao Tiền luôn nổi bật với trang phục truyền thống đặc sắc và khá riêng biệt

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.