Chuyên trang
Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước
Chính sách và đời sống
Tự hào truyền thống
Văn hóa dân tộc
Trên đường phát triển
Gương sáng giữa cộng đồng
Tốt đời đẹp đạo
Bản sắc và Hội nhập
Video - Photo
Photo
Ngắm sắc màu tuyệt đẹp tại làng hương truyền thống Quảng Phú Cầu
PV
-
09:56, 08/10/2021
Từ chỗ chỉ là nghề phụ, người nông dân tranh thủ làm khi nông nhàn, đến nay, nghề làm tăm hương đã phát triển mạnh, trở thành nghề chính, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân ở Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội).
Tweet
26-09-2021
Làng Hương Phia Thắp
31-08-2021
Sắc màu làng nghề Bắc bộ
Sau gần 2 tháng phải tạm dừng sản xuất do thành phố thực hiện giãn cách xã hội các cơ sở sản xuất làng nghề tại Quảng Phú Cầu bắt đầu khôi phục sản xuất. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Quảng Phú Cầu là một trong những làng nghề làm hương nổi tiếng nhất Hà Nội, cũng là nơi lưu giữ nghề làm hương tồn tại hơn một thế kỉ qua. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đến thăm nơi đây, du khách sẽ rất ấn tượng với những bó tăm hương màu đỏ rực hoặc hồng sẫm như những đóa hoa rực rỡ sắc màu dưới nắng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Quảng Phú Cầu từ lâu đã nổi tiếng với nghề tăm hương truyền thống. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 30 cây số, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, Hà Nội hiện vẫn còn lưu giữ nhiều nét cổ kính pha lẫn hiện đại của một làng quê đồng bằng Bắc Bộ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu đã có cách đây khoảng 1 thế kỷ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ban đầu, nghề làm hương chỉ tập trung chủ yếu ở thôn Phú Lương Thượng, nhưng những năm gần đây, nghề truyền thống này đã được mở rộng ra các thôn trong xã như Cầu Bầu, Đạo Tú. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Những người làm tăm hương ở Quảng Phú Cầu luôn tỉ mỉ, kỳ công ngay từ khâu chọn nguyên liệu vì đây là một nghề phần nào đó mang yếu tố tâm linh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Vầu dùng làm tăm hương phải đủ độ tuổi và được những người làm tuyển chọn, sàng lọc kỹ càng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngày nay, rất nhiều hộ đã đầu tư máy móc làm vầu thay vì tỉa tót bằng tay. Năng suất vì thế cũng tăng lên rất nhiều để đáp ứng các đơn hàng trong và ngoài nước. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Công việc làm tăm hương ở Quảng Phú Cầu nhộn nhịp suốt cả năm, nhưng sôi động hơn cả là vào những tháng cuối năm chuẩn bị cho dịp Tết. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thời điểm này, các cơ sở tại Quảng Phú Cầu đang tất bật chuẩn bị cho vụ Tết. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Từ chỗ chỉ là nghề phụ đến nay, nghề làm tăm hương đã phát triển mạnh, trở thành nghề chính, đem lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở Quảng Phú Cầu. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngoài làm tăm hương, từ vầu, tre, nứa, người dân Quảng Phú Cầu cũng đã phát triển các sản phẩm như tăm tre, que xiên, chổi tre… phục vụ nhu cầu thị trường. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Không chỉ cung cấp tăm hương cho các cơ sở khắp cả nước, Quảng Phú Cầu cũng có những cơ sở se hương. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sản phẩm hương truyền thống của địa phương không sử dụng hóa chất tạo tàn vòng nên an toàn cho sức khỏe. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đây là nơi cung cấp nguồn hương lớn cho khu vực phía Bắc. Ban đầu nghề làm hương tập trung chủ yếu ở thôn Phú Lương Thượng với mô hình nhỏ lẻ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Tuy nhiên vài chục năm trở lại đây, khi thị trường tiêu thụ được mở rộng, sản phẩm được xuất khẩu, nghề này đã phát triển mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của rất nhiều lao động khắp 6 thôn trong xã Quảng Phú Cầu(Ảnh: PV/Vietnam+)
Thời gian gần đây, Quảng Phú Cầu đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tới khám phá về nghề làm hương truyền thống cũng như để ghi lại những hình ảnh đẹp ở nơi này. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hương se xong sẽ được phơi dưới nắng để giữ được hương thơm tự nhiên thay vì sấy khô. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Ngày nắng, đi trên những con đường ở thông, du khách vừa có thể ngắm sắc màu đặc trưng hoà lẫn cùng mùi hương thơm rất riêng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau gần hai tháng tạm nghỉ vì giãn cách xã hội, các công nhân đã bắt đầu quay trở lại làm việc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Với việc hoạt động sản xuất quay trở lại, những người dân tại đây sẽ càng tất bật hơn cho vụ Tết sắp tới. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Độc đáo nghề làm hương trầm truyền thống ở Huế
làng hương truyền thống
Quảng Phú Cầu
Ý kiến độc giả
Gửi ý kiến độc giả
Họ và tên
Địa chỉ email
Nội dung
Mã bảo mật
Nhập lại
Gửi bình luận
Có thể bạn quan tâm
Cách nhuộm vải của người Ơ Đu
Rực rỡ sắc màu chợ phiên thị trấn Tủa Chùa
Mùa vàng ở miền núi xứ Thanh
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La
Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Lên Bắc Hà, cùng khám phá sắc màu chợ phiên
Ngắm tiêm kích, trực thăng hợp luyện trên bầu trời TP. Hồ Chí Minh
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt: Điểm du lịch tâm linh trên bán đảo Sơn Trà
Hương sắc tháng Ba nơi địa đầu Tổ quốc
Tìm từ khóa
Tìm tác giả
Đọc nhiều
Kiên Giang: Sở Dân tộc và Tôn giáo tiếp Đoàn công tác Ban trị sự GHPGVN tỉnh đến thăm và làm việc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh, thành phía Nam
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ khánh thành và Kiết giới Sima Chánh điện
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”