Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ngày hội Sắc Xuân vùng cao A Lưới sẽ diễn ra vào ngày 28 - 29/3

Khánh Ngân - 16:18, 07/03/2025

Theo thông tin chính thức từ UBND huyện A Lưới (TP. Huế) cho biết: Ngày hội Sắc Xuân vùng cao A Lưới sẽ diễn ra trong hai ngày 28 - 29/3/2025. Có 3 địa điểm: Làng văn hóa các DTTS huyện A Lưới; Quảng Trung tâm huyện A lưới; Chợ phiên vùng cao A Lưới là nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội.

Làng văn hóa các DTTS huyện A Lưới là 1 trong 3 địa điểm diễn ra Ngày hội
Làng văn hóa các DTTS huyện A Lưới là 1 trong 3 địa điểm diễn ra Ngày hội

Theo đó, Ngày hội Sắc Xuân vùng cao A Lưới sẽ được khai mạc vào lúc 20h ngày 28/3 tại sân khấu Quảng trường Trung tâm huyện A lưới. Ngày hội Sắc Xuân vùng cao A Lưới là dịp sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, tạo tình đoàn kết bền chặt giữa các DTTS ở huyện vùng cao A Lưới. Từ đó, nâng cao trách nhiệm về bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc của các DTTS, từ đó làm động lực để phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong 2 ngày diễn ra Ngày hội Sắc xuân vùng cao A Lưới, sẽ có những hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS ở A Lưới. Cụ thể, Ban Tổ chức sẽ tái hiện lễ hội, tái hiện không gian làm bánh A Quát; giã gạo; thổi khèn; đánh cồng chiêng; trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của đồng bào các DTTS ở A Lưới.

Những ngày diễn ra Ngày hội, Ban Tổ chức còn mở cuộc thi ẩm thực; trình chiếu phim về du lịch A Lưới và các hoạt động giới thiệu và quảng bá du lịch ở A Lưới.

Ngày hội Sắc Xuân vùng cao A Lưới là hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia năm 2025. Đồng thời đây cũng là dịp để A Lưới quảng bá, giới thiệu nét đậm đà bản sắc các đồng bào DTTS của mình đến với du khách.


Tin cùng chuyên mục
Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Tại thành phố Đà Nẵng, người Ve – một nhóm thuộc dân tộc Giẻ Triêng vẫn lưu giữ một tập tục cưới hỏi đặc sắc: nhà gái tặng tấm dồ đôi cho nhà trai trong lễ cưới. Tấm dồ đôi do chính tay cô gái dệt phải mất từ 3-4 năm trước khi bước vào hôn nhân mới hoàn thành, do vậy tấm dồ đôi không chỉ mang thông điệp về sự khéo léo mà còn là tấm lòng thủy chung, nhân văn của người phụ nữ Ve.