Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang sẽ diễn ra trong tháng 11/2022

Nguyệt Anh - 17:47, 05/08/2022

Tại buổi họp báo giới thiệu Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022, UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, sự kiện này sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2022, với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ hội Dạ cổ hoài lang
Lễ hội Dạ cổ hoài lang

Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu (01/01/1997 - 01/01/2022). Thông qua các hoạt động của Ngày hội, Lễ hội nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh về đất và người Bạc Liêu đến với bạn bè trong nước, quốc tế; tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, du lịch của tỉnh…

Theo Ban tổ chức, sẽ có 4 hoạt động diễn ra trước khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch gồm: Trại sáng tác ảnh nghệ thuật du lịch Bạc Liêu năm 2022 với chủ đề "Du lịch Bạc Liêu hội nhập và phát triển"; triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về thành tựu 25 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu và ảnh đạt giải cao của Trại sáng tác ảnh nghệ thuật du lịch Bạc Liêu năm 2022; Hội chợ Công nghiệp - Thương mại - Du lịch và sản phẩm OCOP tỉnh Bạc Liêu năm 2022; hội nghị "Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh, thành phố năm 2022".

Ngày hội Văn hóa - Du lịch có 10 hoạt động chính, gồm: Liên hoan Đờn ca tài tử tỉnh Bạc Liêu năm 2022; Tổ chức Đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng, sản phẩm du lịch mới của tỉnh; Liên hoan Nhạc Ngũ âm và múa dân gian Khmer tỉnh Bạc Liêu năm 2022; Không gian "Hội tụ tinh hoa Di sản văn hóa phi vật thể đại diện các vùng, miền"; Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022; Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu năm 2022; Khởi công/khánh thành một số dự án, công trình; Hội thảo góp ý Đề án xây dựng sản phẩm OCOP "Khu Du lịch cộng đồng Vườn nhãn Bạc Liêu" và tổ chức công nhận Chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long; Bế mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch và Chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh với chủ đề "Âm vang dạ cổ".

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thông tin thêm, tại lễ hội này, tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội Ẩm thực Việt Nam còn tổ chức Hội thi "Tinh hoa ẩm thực tôm và muối Bạc Liêu", đồng thời sẽ chế biến trên 100 món ăn từ tôm và muối Bạc Liêu để xác lập kỷ lục Việt Nam. 

Các hoạt động tại sự kiện này sẽ giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất và con người Bạc Liêu đến với du khách trong và ngoài nước, nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư, đưa Bạc Liêu ngày càng đổi mới phát triển trong thời kỳ hội nhập, nâng cao đời sống nhân dân.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.