Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Ngày thơ Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc

Nguyệt Anh (T/h) - 21:39, 15/02/2022

Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Ngày thơ Việt Nam năm nay có phần trầm lắng hơn so với nhiều năm trước, tuy nhiên tại nhiều địa phương, Ngày thơ Việt Nam vẫn được tổ chức trong không khí vui tươi, lắng đọng

Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk- Niê Thanh Mai phát biểu khai mạc Ngày thơ.
Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk - Niê Thanh Mai phát biểu khai mạc Ngày thơ.

Ngày thơ Việt Nam tại Đắk Lắk

Ngày thơ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ 20 năm 2022 với chủ đề “Hãy sống và hy vọng” do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức đã khai mạc vào sáng nay tại đường sách-cà phê Buôn Ma Thuột.

Đội chiêng nữ dẫn đoàn lãnh đạo tỉnh ra Ngã Sáu thả thơ
Đội chiêng nữ dân tộc Ê Đê dẫn Đoàn lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk ra Ngã Sáu thả thơ
Các nghệ sĩ thể hiện bài thơ: Nam quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt tại lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ 20 năm 2022.
Các nghệ sĩ thể hiện bài thơ: Nam quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt tại lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ 20 năm 2022.
Trình diễn thơ và các khúc ca Tây Nguyên huyền thoại, nhà thơ và ước vọng cùng thơ, khát vọng mùa xuân
Trình diễn thơ và các khúc ca Tây Nguyên huyền thoại, nhà thơ và ước vọng cùng thơ, khát vọng mùa xuân (Ảnh Nguyễn Khải)

Tại lễ khai mạc, các đại biểu và những người yêu thơ được thưởng thức các bài thơ: "Nam quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt và bài thơ "Nguyên Tiêu" (Rằm tháng Giêng) của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều bài thơ, ca ngợi ca Đảng, Bác Hồ, mùa xuân và đất nước... do các nghệ sĩ, nhà thơ đến từ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh và Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk thể hiện...

Trong Ngày thơ Việt Nam năm nay, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk tổ chức trưng bày hàng trăm tác phẩm hội họa, tranh ảnh của các nghệ sĩ, họa sĩ trong tỉnh và hàng trăm đầu sách các loại... phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật cũng như khuyến khích, nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân trong tỉnh trong những ngày đầu Xuân Nhâm Dần 2022.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn (người ngồi ngoài cùng bên phải) khai cần rượu xuân ngày thơ
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn (người ngồi ngoài cùng bên phải) khai cần rượu xuân Ngày thơ (Ảnh Quang Khải)
Diễn tấu ching kram bài “Kong Tar” (Chong chóng quay)
Diễn tấu ching kram bài “Kong Tar” (Chong chóng quay)
Biểu diễn âm nhạc Tây Nguyên trong Ngày thơ (Ảnh Quang Khải)
Tiết mục "Suối chảy tìm dòng" - Biểu diễn nhạc cụ dân tộc của Đoàn Ca múa dân tộc tỉnh Đắk Lắk) (Ảnh Quang Khải)
Người dân thành phố Buôn Ma Thuột đến thăm quan, thưởng thức các tác phẩm hội họa, tranh ảnh được trưng bày tại Ngày thơ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ 20 năm 2022.
Người dân thành phố Buôn Ma Thuột đến tham quan, thưởng thức các tác phẩm hội họa, tranh ảnh được trưng bày tại Ngày thơ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk lần thứ 20 năm 2022.

Đêm Thơ Nguyên tiêu Xuân Nhâm Dần 2022 tại Đăk Nông

Đêm thơ Nguyên tiêu Xuân Nhâm Dần 2022 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Nông phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND TP. Gia Nghĩa tổ chức vào tối 14 tháng Giêng tại Hoa viên TP. Gia Nghĩa.

Tiết mục ngâm thơ "Tâm sự người vợ lính tuyến đầu"
Tiết mục ngâm thơ "Tâm sự người vợ lính tuyến đầu"

Với chủ đề “Sống và hy vọng”, cùng với giới thiệu một số bài thơ nổi tiếng như “Nguyên tiêu” của Hồ Chủ tịch; “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Nhiều bài thơ hay của các tác giả trong tỉnh như “Một thoáng Tà Đùng” của Mạc Hồng Tơ; “Tâm sự của người vợ lính tuyến đầu” của Kim Sen; “Rừng trăng” của Lương Văn Duyệt; “Phố thị hoa vàng” của Trần Lê Châu Hoàng… đã được thể hiện, giới thiệu đến công chúng. Bên cạnh đó, nhiều ca khúc hay về Đảng, quê hương đất nước cũng được trình bày tại Đêm thơ.

Hoạt động thư pháp tại Đêm thơ
Hoạt động thư pháp tại Đêm thơ

Đêm thơ còn diễn ra các hoạt động như viết thư pháp; trao giải Cuộc thi thơ về vùng đất con người Đắk Nông trên Tạp chí Nâm Nung lần thứ I năm 2021. Sau hơn 6 tháng phát động, Cuộc thi đã nhận được 388 tác phẩm của 100 tác giả đến từ 35 tỉnh, thành trong cả nước tham dự. Qua các vòng, Ban Tổ chức đã chấm chọn 3 giải nhì, 3 giải ba và 7 giải khuyến khích (không có giải nhất).

Ngày thơ Việt Nam tại Đồng Nai

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 20 và Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai năm 2022, được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai tổ chức vào chiều nay (Rằm tháng Giêng Âm lịch).

Trong chương trình, giới văn nghệ sĩ Đồng Nai và các đại biểu đã được thưởng thức các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc; nghe giới thiệu một số sáng tác thơ mới tiêu biểu của hội viên trong năm 2021 và một số ca khúc mừng Đảng, mừng Xuân. Đồng chí Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng đã đọc thơ, chúc mừng văn nghệ sĩ nhân dịp đầu Xuân 2022.

Một tiết mục nghệ thuật trong chương trình Ngày thơ Việt Nam và Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai năm 2022
Một tiết mục nghệ thuật trong chương trình Ngày thơ Việt Nam và Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai năm 2022

Năm 2021 vừa qua, Đồng Nai trở thành một trong ba tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, do đó, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã chuyển hầu hết các hình thức hoạt động trực tiếp sang trực tuyến.

Tính đến cuối năm 2021, Hội đã tổng hợp được hơn 1.700 tác phẩm của văn nghệ sĩ, hội viên sáng tác, quảng bá, công bố, phục vụ người dân. Trong năm, văn nghệ sĩ Đồng Nai còn tích cực đóng góp vật chất tặng lực lượng tuyến đầu tham gia chống dịch.

Dịp này, đại diện Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam đã trao Cờ thi đua xuất sắc năm 2021 cho Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đồng Nai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã trao tặng Bằng khen cho 10 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2021.

Đêm thơ Việt Nam tại Huế và Festival Thơ Huế 2022 

Tại Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên - Huế tổ chức 2 đêm thơ trực tiếp tại trụ sở số 1 Phan Bội Châu. Tối 14/2, đêm thơ hưởng ứng chủ đề "Sống và hy vọng", có sự tham dự của đông đảo các tác giả từ CLB thơ Ô Lâu (Phong Điền), CLB thơ Tam Giang (Quảng Điền), CLB thơ Sông Bồ (Hương Trà), Hội thơ Hương Giang…

Nghệ sĩ Phong Thủy thể hiện bài thơ "Nguyên tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nghệ sĩ Phong Thủy thể hiện bài thơ "Nguyên tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những người yêu thơ cùng nghe lại bài thơ đã đi vào lòng dân tộc, như: bài “Nguyên Tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca khúc “Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ nhà thơ Thanh Hải. Đặc biệt là nhiều bài thơ mới của các nhà thơ Huế, trong đó có những bài thơ còn... ướt sương Nguyên tiêu, như: Mắt biếc soi về (Trần Văn Liêm), Trăng mùa Nguyên tiêu (Phan Văn Thịnh), Mưa mùa lên men (Nguyễn Thiền Nghi), Rung cảm nguyệt cầm (Võ Quê), Mùa Nguyên tiêu mới (Nguyễn Văn Vũ)…

Tối nay 15/2, chương trình "Festival thơ Huế 2022" với chủ đề Thơ Huế và di sản diễn ra từ lúc 19h30. Chương trình nối một nhịp cầu về hành trình hơn 700 năm Thuận Hóa-Phú Xuân- Huế, nơi lịch sử văn chương xứ này được khởi thủy từ một bài thơ.

Tại Tây Ninh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh cũng đã tổ chức chương trình "Thơ - Nhạc" với chủ đề "Hãy sống và hy vọng" vào tối 14/2 nhằm kết nối các tâm hồn đồng điệu yêu nhạc, yêu thơ. Chương trình đã giới thiệu các tác phẩm thơ mới, đó là những bài thơ được viết nên trong sự thúc giục của sự sống và hy vọng, tin vào điều kỳ diệu của sức mạnh tinh thần.

Tại Bến Tre, Hội Văn học - Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) tổ chức "Ngày thơ Việt Nam trong cả ngày 15/2 tại Nhà Văn hóa người cao tuổi. Một số địa phương như Lâm Đồng,  Quảng Bình… đều có các sự kiện trực tiếp cho Ngày thơ...

Báo Dân tộc và Phát triển Điện tử sẽ tiếp tục cập nhật Chương trình Ngày thơ Việt Nam tại các địa phương.


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.