Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nghề mới của đồng bào Jrai

PV - 14:41, 14/05/2019

Đồng bào Jrai xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, Gia Lai quen làm nương rẫy, đời sống rất khó khăn. Tận dụng mặt nước 2 lòng hồ thủy điện Sê San và Sê San 3A trên địa bàn, chính quyền xã Ia Kreng phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Gia Lai và phòng Nông nghiệp huyện đầu tư và hướng dẫn cho bà con nuôi cá lồng bè. Sau 1 năm triển khai, bà con đã thu hoạch lứa cá lồng đầu tiên thu về 30-40 triệu đồng/lồng.

Nhớ lại những ngày đầu vận động bà con tham gia dự án nuôi cá lồng bè, ông Phạm Thanh Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng chia sẻ: Đối với đồng bào Jrai, mô hình nuôi cá trên sông vô cùng lạ lẫm. “Thả con heo, con gà dưới sàn nhà còn nhìn thấy mà quản lý được, nuôi con cá dưới lòng sông mênh mông như vậy thì quản làm sao”? Chúng tôi phải đi giải thích tường tận cho người dân hiểu cách nuôi, chăm sóc cá. Cán bộ nông nghiệp mở nhiều lớp tập huấn, học tập cách làm bà con dần hiểu ra.

Lồng cá nuôi ở lòng hồ sông Sê San thu hoạch lứa đầu. Lồng cá nuôi ở lòng hồ sông Sê San thu hoạch lứa đầu.

Bên cạnh đó, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh Gia Lai và phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện xây dựng dự án nuôi cá lồng bè, đứng ra làm chủ đầu tư cấp 500 triệu đồng tiền vốn. Nhà nước hỗ trợ 100% từ lồng bè, thức ăn, con giống… người dân chỉ góp công chăm sóc.

30 hộ dân đồng bào Jrai làng Dôch 1 và Díp đầu tiên được dự án chọn tham gia mô hình.

Vừa thu hoạch lứa cá đầu tiên mang về hàng chục triệu đồng, anh Rơ Châm Unh làng Dôch 1 chia sẻ: từ lúc chuyển về vùng đất cao sinh sống cuộc sống gia đình rất nhiều khó khăn. Mình cũng mày mò học cách trồng cây lúa nước, trồng 600 cây cà phê nhưng kinh tế gia đình chưa khá hơn. Khi cán bộ đến trao đổi tham gia nuôi cá lồng trên sông mình băn khoăn lắm, nhưng được đi học, tập huấn cán bộ hướng dẫn rõ ràng mình thấy, nuôi cá không khó. Vì cá thả vào lồng, bè rồi chỉ việc cho ăn, vệ sinh lồng cá, theo dõi có vấn đề gì cán bộ nông nghiệp hỗ trợ thì mình thấy nuôi cá dễ hơn nuôi gà.

Ông Phạm Thanh Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng cho biết: Xã có hơn 90% đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu dân tộc Jrai. Đất nông nghiệp sản xuất ít và xấu chỉ trồng được cây nông nghiệp ngắn ngày như sắn, lúa rẫy, bời lời. Trong khi đó, bà con giữ thói quen canh tác cũ, lạc hậu nên đời sống bà con gặp rất nhiều khó khăn. Toàn xã có 46,5% số hộ nghèo. Tài nguyên lớn nhất của địa phương chính là mặt nước lòng thủy điện nhưng lâu nay chưa sử dụng rất phù hợp để nuôi cá rô phi, diêu hồng và cá lăng. Sau hơn 1 năm triển khai dự án nuôi cá lồng dưới lòng hồ thủy điện, bà con đã bắt đầu thu hoạch một vài lồng cá đầu tiên, bán được 30-40 triệu đồng/lồng.

Gia đình anh Rơ Châm Phyui làng Dôch 1 là hộ nghèo của xã. Anh chia sẻ: Mình quen trồng bắp, trồng mì, nuôi con heo, thả con gà chưa bao giờ nghĩ đến việc nuôi cá. Khi được cán bộ chọn tham gia mô hình nuôi cá lồng, mình chỉ góp công thôi, mỗi tuần 3 hộ thay nhau ngủ tại trại cá để tiện chăm sóc, trông nom. Giờ thấy việc nuôi cá hiệu quả cao gấp mấy lần trồng cây lúa trên rẫy nên ai cũng vui.

Ông Tạ Anh Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chư Păh cho biết: Huyện Chư Păh đánh giá: Mô hình nuôi cá lồng này giúp bà con thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người dân, giúp dân học kỹ thuật, làm theo quy trình và tự giác với công việc được phân công.

Mô hình đã cho hiệu quả bước đầu, cá thu hoạch bán ra sẽ chia đều tiền công cho các hộ tham gia, giữ lại một phần tái đầu tư lứa cá mới. Thực hiện dự án, cán bộ nông nghiệp huyện, cán bộ xã hướng dẫn người dân chăm sóc để khi quen việc, người dân có thể tự tin mở mô hình riêng của mình.

LÊ HƯỜNG

Tin cùng chuyên mục
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.