Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Ngũ gia bì: Từ cây cảnh đến bài thuốc chữa bệnh

Như Ý - 09:45, 31/05/2021

Cây ngũ gia bì còn được gọi là cây chân chim, cây đáng, cây lằng, sâm non, cây chân vịt, sâm nam…có vị đắng, chát, hơi thơm, tính mát. Ngũ gia bì vừa là thảo dược, vừa là cây cảnh. Là loài cây được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây ngũ gia bì.

Các bộ phận của cây ngũ gia bì như vỏ thân, rễ và lá đều được dùng để chữa bệnh. Ảnh minh họa
Các bộ phận của cây ngũ gia bì như vỏ thân, rễ và lá đều được dùng để chữa bệnh. Ảnh minh họa

Chữa chứng thống phong (gout) khiến toàn thân mệt mỏi, sưng đau khớp đột ngột và khó đi lại: Xương bồ, ngũ gia bì, trinh nữ, kinh giới, cà gai leo, đơn hoa, cát căn, bồ công anh, đinh lăng mỗi thứ 16g, rễ cỏ xước 20g, tất bát 12g, quế chi 10g. Sắc uống ngày dùng 1 thang.

Trị liệt dương, mệt mỏi, đau nhức xương khớp do phong thấp: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 30 độ 1 lít. Đem dược liệu ngâm rượu trong khoảng 10 ngày. Sau đó có thể dùng 30ml/ ngày, nên dùng trước khi ăn tối.

Trị huyết áp thấp: Ngũ gia bì tán bột. Đem làm thành viên, mỗi lần dùng 5 viên, ngày dùng 3 lần.

Trị thấp khớp: Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.

Trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm: Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, bưởi bung 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g. Đem dược liệu sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

Trị yếu sinh lý ở nam giới: Cam thảo 10g, ngũ gia bì 16g, khởi tử 12g, thục địa 12g, phá cố chỉ 10g, cẩu tích 12g, phòng sâm 16g, hạt sen 12g, nhục thung dung 10g, tần giao 10g, thỏ ty tử 16g. Đem sắc với 1.8l nước, còn lại khoảng 400ml. Bỏ bã và chia nước sắc thành 2 lần uống, dùng hết trong ngày.

Chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn: Liên nhục, khởi tử, thục địa và cẩu tích mỗi thứ 12g, ngũ gia bì, đương quy, hắc táo nhân và tục đoạn mỗi thứ 16g, quế chi, xuyên khung mỗi thứ 10g, cam thảo 11g. Ngâm các vị trong bình sành với nước trong khoảng 15 ngày. Mỗi lần dùng 20ml trước bữa ăn, ngày dùng 2 lần.

Trị đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp: Kinh giới, thổ phục linh, ngũ gia bì, tang ký sinh và rễ cỏ xước mỗi thứ 16g, quế chi, phòng phong và cố chỉ mỗi thứ 10g, tế tân 6g. Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.

Chữa viêm tinh hoàn do bệnh quai bị: Trần bì 10g, ngũ gia bì 16g, lệ chi 16g, quế chi 6g, bạch linh 10g, đinh lăng 16g, bạch truật 12 và xa tiền tử 10g. Đem các vị sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Trị chân tay yếu mềm và tỳ vị hư nhược: Hoài sơn 12g, ngũ gia bì 16g, cao lương khương 10g, bạch truật 16g, đương quy 16g, biển đậu 16g, đinh lăng 16g, trần bì 10g, táo tàu 5 quả, sinh khương 6g. Đem sắc với 400ml nước, bỏ bã và chia thành 2 lần uống.

Trị dày da bụng do thấp tỳ: Hoài sơn, ngấy hương, bạch truật, ngũ gia bì, ngải diệp, đinh lăng và lá đắng mỗi thứ 16g, trần bì 10g. Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Trị thấp khớp: Mộc qua 120g, ngũ gia bì 120g và tùng tiết 120g. Đem các vị tán thành bột, mỗi lần dùng 4g uống, ngày dùng 2 lần cho đến khi triệu chứng giảm.

Trị gãy xương, giúp xương mau phục hồi: Địa cốt bì 40g, ngũ gia bì 40g và 1 con gà. Đem các vị thuốc tán nhuyễn, sau đó giã nát thịt gà, trộn đều với bột thuốc. Dùng đắp bên ngoài vùng xương bị gãy, lấy vải quấn lại trong 1 tuần.

Trị khớp sưng đau khiến khả năng vận động suy giảm: Cát căn 16g, ngũ gia bì 16g, bưởi bung 16g, ngải diệp 16g, trinh nữ 16g, nam tục đoạn 20g. Đem dược liệu sắc với 4 chén nước, còn lại 2 chén, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

Lưu ý:

Không dùng cho người có biểu hiện nóng trong người (âm hư hỏa vượng).

Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi dùng.

Tránh nhầm ngũ gia bì với cây đùm đũm (cây ngấy) cũng được gọi là cây ngũ gia bì trong dân gian./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.