Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Người có uy tín của bản Nậm Manh

Hoài Dương - 15:48, 13/05/2021

Được bầu là Người có uy tín từ năm 2012, ông La Văn Sơ, dân tộc Khơ Mú ở bản Nậm Manh, xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã có nhiều việc làm thiết thực để vận động bà con thay đổi tư duy, tập trung phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no, hòa thuận. Qua đó, góp phần xây dựng thôn, bản ngày càng phát triển.

Người có uy tín La Văn Sơ (bên trái) đến từng nhà động viên các gia đình làm ăn phát triển kinh tế gia đình.
Người có uy tín La Văn Sơ (bên trái) đến từng nhà động viên các gia đình phát triển kinh tế.

Bản Nậm Manh cách trung tâm xã Nậm Manh khoảng hơn 1km. Bản có 123 hộ, 603 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú. Theo lời kể của ông La Văn Sơ, Người có uy tín ở bản Nậm Manh, vào những năm 2013 trở về trước, đời sống của dân trong bản rất khó khăn. Bản có 112 hộ dân thì có trên 50% số hộ thuộc diện nghèo đói, còn lại đều thuộc diện hộ cận nghèo; trình độ dân trí thấp; các cháu đến tuổi đi học không được đến trường mà phải theo bố mẹ lên nương lao động, lên 15,16 tuổi là đã vội vã lấy vợ, lấy chồng.

“Chứng kiến cảnh nhiều gia đình trong bản đông con, nghèo đói, trẻ em không được đến trường học chữ đã thôi thúc tôi phải đi tuyên truyền, giải thích cho các phụ huynh hiểu được những cái lợi của việc cho con đến trường học chữ để tương lai không phải đói khổ như bố mẹ”, ông Sơ chia sẻ.

Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, ông Sơ đã dành nhiều thời gian đi đến từng nhà, gặp từng người để tuyên truyền, vận động, thuyết phục. Từ sự kiên trì, bền bỉ, ông Sơ đã từng bước làm thay đổi nhận thức của bà con. Nhiều gia đình đã cho con đi học. Tỷ lệ trẻ em được đến trường học chữ ngày càng tăng cao (năm 2020, tỷ lệ đạt trên 90%).

Cùng với việc vận động các gia đình cho con em đến trường học chữ, ông Sơ còn đứng ra hòa giải thành công nhiều vụ việc mâu thuẫn trong các gia đình và giữa các hộ gia đình. Ví dụ như trường hợp gia đình anh Vàng Văn Sung và chị Vàng Thị Dơm thường xảy ra mâu thuẫn do bất đồng trong tư tưởng, cuộc sống khó khăn vì đông con. Hiểu được hoàn cảnh, ông La Văn Sơ nhiều lần đến nhà thăm hỏi, động viên hai vợ chồng chịu khó làm ăn, tạo điều kiện cho các con đến trường học chữ.  Được Nhà nước hỗ trợ theo Chương trình giảm nghèo gồm 1 máy xay xát gạo và 1 máy cày để sản xuất, phát triển kinh tế, vợ chồng anh Sung, chị Dơm đã vươn lên thoát nghèo, gia đình hòa thuận hơn, không còn xảy ra mâu thuẫn, bạo lực.

Không chỉ tích cực vận động bà con sống hoà thuận, hạnh phúc, trong các buổi họp thôn, ông La Văn Sơ còn thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con không vi phạm pháp luật, tập trung làm ăn, phát triển kinh tế gia đình để có cuộc sống ổn định, giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ đó, bản Nậm Manh đã giảm mạnh số hộ nghèo từ 48 hộ năm 2013 xuống còn 24 hộ đầu năm 2021, không còn hộ đói, nhiều hộ vươn lên trở thành thành hộ khá giả.

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.