Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Cần điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp đối với Người có uy tín

Minh Thu - 18:42, 04/05/2021

Mặc dù, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở khắp các phum, sóc, bản, làng... đã phát huy tốt vai trò của mình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự. Tuy nhiên hiện nay, sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập các đơn vị hành chính, công việc của Người có uy tín tăng lên gấp đôi, gấp ba lần nhưng chế độ đãi ngộ thì đang ở mức thấp. Bên cạnh đó, một bộ phận Người có uy tín đứng trước nguy cơ bị già hóa mà chưa có người thay thế.

Công an huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) thăm hỏi, động viên Người có uy tín trên địa bàn
Công an huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) thăm hỏi, động viên Người có uy tín trên địa bàn

Một người làm việc bằng hai

5 năm nay, ông Đinh Văn Chung (SN 1958) được bầu là Người có uy tín xóm Nà Khoang, thị trấn Hùng Quốc, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Từ ngày 1/1/2020, xóm Nà Khoang sáp nhập với các xóm Nà Rạo, Nà Thấu, thị trấn Hùng Quốc thành 1 xóm theo nghị quyết của HĐND tỉnh Cao Bằng, khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021, thì công việc của ông Chung  tăng lên gấp 3 lần.

Sáp nhập ba xóm thành một, ông Chung được bầu làm Người có uy tín. Mừng vì được tín nhiệm, nhưng ông vẫn canh cánh nỗi lo. Lo vì khi sáp nhập, địa bàn rộng hơn, việc tuyên truyền, vận động bà con vất vả hơn trước, không biết mình có đảm đương trọn vẹn công việc hay không. Xóm cũ có 83 hộ, giờ sáp nhập ba xóm tăng lên trên 200 hộ.

“Nếu không có nhiệt huyết, làm việc bằng cái tâm của mình, thì chắc chắn không thể hoàn thành nhiệm vụ khi khối lượng công việc nhiều hơn, địa bàn rộng hơn”. Theo ông Chung: Chế độ đối với ông cũng giống như những Người có uy tín khác, là được cấp tờ báo của địa phương  và Báo Dân tộc và Phát triển; khi ốm đau được thăm hỏi; được tham gia các buổi cung cấp thông tin do tỉnh, huyện tổ chức. Ngoài ra, được tặng quà nhân dịp lễ, tết; không có thu nhập định kỳ hằng tháng.

Ông Hồ Văn Xá, Người có uy tín thôn Trà Nô, xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam cũng rất phấn khởi vì đã được các cấp, các ngành, địa phương và bà con Nhân dân tín nhiệm và quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong thực hiện vai trò của Người có uy tín, như: Địa bàn hoạt động quá rộng (sau khi thực hiện chủ trương sáp nhập, ông đảm nhiệm công việc của hai thôn), việc đi đến từng nhà để vận động người dân tham dự các cuộc họp do thôn tổ chức hay đi tuyên truyền, vận động cũng mất nhiều thời gian, công sức. Trong khi tuổi ông đã cao, lớp trẻ thì không thiết tha với công việc ở địa phương hoặc đi làm ăn xa. “Dù rất muốn nghỉ nhưng chưa có người thay, còn tiếp tục cống hiến thì lại quá sức mình”, ông Xá cho biết

Cần có chế độ đãi ngộ phù hợp

Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển (ngoài cùng bên trái) trao đổi với Người có uy tín tại xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên (Hà Giang)
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển (ngoài cùng bên trái) trao đổi với Người có uy tín tại xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên (Hà Giang)

Ông Đinh Văn Chung, ông Hồ Văn Xá, là hai trong số hơn 30 nghìn Người có uy tín trong đồng bào DTTS của cả nước đã và đang thực hiện việc “vác tù và hàng tổng”. Mặc dù hoạt động hiệu quả, được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành và địa phương hết sức coi trọng, nhưng hoạt động của đội ngũ những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS cũng đang gặp không ít khó khăn.

Trên thực tế, nhiều Người có uy tín đang kiêm nhiệm nhiều công việc tại cơ sở (Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng bản, kiêm Người có uy tín, có nơi Người có uy tín Kiêm Trưởng Ban Công tác Mặt trận, kiêm Chi hội trưởng Chi hội Cựu Chiến binh)… nhưng chính sách đãi ngộ còn thấp.

Bên cạnh đó, đội ngũ Người có uy tín phần lớn là người cao tuổi, nhiều người chủ yếu dùng kinh nghiệm và hiểu biết của mình để tuyên truyền, vận động Nhân dân, ngại cập nhật thông tin mới nên khó tiếp cận được với lớp người trẻ.

Ông Hà Hồng Duy, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho rằng: Trong thời gian tới cần điều chỉnh, bổ sung một số nội dung thực hiện chính sách đối với Người có uy tín như: có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí hàng tháng (xăng xe đi lại, chi phí điện thoại) để động viên, khuyến khích, tiếp thêm động lực cho Người có uy tín tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao. Định kỳ 5 năm/lần (đối với Trung ương), 02 năm/lần (đối với địa phương) tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín để động viên kịp thời và tạo cơ hội để những Người có uy tín được giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau.

Cả nước hiện có 30.247 Người có uy tín trong cộng đồng được Nhân dân ở các thôn, bản, buôn, làng, phum, sóc bầu chọn. Đội ngũ Người có uy tín sinh sống ở 52 tỉnh, thành phố, trong đó có 13/52 tỉnh, thành phố có số lượng Người có uy tín trên 1.000 người.

 

Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – Một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.