Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín với cộng đồng

Người có uy tín ở Thanh Sơn (Phú Thọ): “Nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”

Phương Thanh - Ngọc Ánh - 17:40, 09/11/2023

Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hiện có 207 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã tích cực vận động gia đình và cộng đồng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới kỹ thuật canh tác, nâng cao hiệu quả kinh tế, giúp giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Các cấp chính quyền huyện Thanh Sơn luôn quan tâm, tặng quà cho đội ngũ Người có uy tín tại địa phương
Các cấp chính quyền huyện Thanh Sơn luôn quan tâm đếnđội ngũ Người có uy tín tại địa phương.

Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội, huyện Thanh Sơn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, mang lại hiệu quả rõ rệt. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, góp phần thay đổi diện mạo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, huyện Thanh Sơn triển khai thực hiện 5 dự án thành phần gồm: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình. Để những dự án này được triển khai có hiệu quả, tại các bản làng, những Người có uy tín đã vận động người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộng diện tích cây rau, màu các loại; triển khai thực hiện xây dựng mô hình trồng lúa giống mới, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Với phương châm “Nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”, những Người có uy tín như ông Đinh Như Hoa, dân tộc Mường, ở khu 7, xã Cự Thắng; ông Đinh Khắc Hiếu, dân tộc Mường, ở xóm Sự Trong, xã Cự Thắng; ông Triệu Văn Quang, dân tộc Mường ở xóm Thành Công, xã Văn Miếu; bà Đinh Thị Bạn, dân tộc Mường, xóm Đồng Cỏ, xã Thục Luyện; ông Phùng Đức Hòa ở xã Hương Cần... đã tích cực vận động người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng nông thôn mới. Ông Đinh Như Hoa, Người có uy tín ở khu 7, xã Cự Thắng cho biết: “Chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền để bà con nâng cao ý thức phát huy nội lực, có ý chí vươn lên, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây, con có giá trị kinh tế cao, phù hợp với đồng đất quê hương vào sản xuất; cùng giúp các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần”.

Với sự tuyên truyền, vận động của những Người có uy tín, nhiều lao động người DTTS trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã tham gia các lớp đào tạo nghề, có được việc làm, thu nhập ổn định ngay tại địa phương.
Với sự tuyên truyền, vận động của những Người có uy tín, nhiều lao động người DTTS trên địa bàn huyện Thanh Sơn đã tham gia các lớp đào tạo nghề, có được việc làm, thu nhập ổn định ngay tại địa phương.

Từ sự tuyên truyền, vận động của Người có uy tín, nhiều thanh niên, hội viên phụ nữ, nông dân là đồng bào DTTS đã tham gia các lớp học nghề chăn nuôi, thú y, chế biến chè, cơ khí, may mặc... Đến nay, 56,7% lao động trên địa bàn huyện đã qua đào tạo và được truyền nghề, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 26,8%, góp phần nâng cao thu nhập. Năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm 199 hộ (giảm 0,59% so với năm 2021), hộ cận nghèo giảm 274 hộ, giảm 0,81%. Toàn huyện có 6 xã, 120 khu đạt chuẩn nông thôn mới.

Bên cạnh đó, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện cũng gương mẫu phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo việc làm cho lao động địa phương. Điển hình như ông Đặng Đình Điện, dân tộc Dao, ở khu Hạ Thành, xã Tân Lập phát triển kinh tế từ trồng bưởi, keo, nuôi bò 3B, mở xưởng ván bóc, tạo việc làm cho 16 lao động địa phương.

Lãnh đạo huyện Thanh Sơn gặp mặt, thăm hỏi, động viên Người uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn
Lãnh đạo huyện Thanh Sơn gặp mặt, thăm hỏi, động viên Người uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn

Trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa, các già làng, trưởng bản, Người có uy tín đều là những nghệ nhân có vốn hiểu biết phong phú, nhất là về phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, “những cây cao, bóng cả” của các thôn, làng đã tuyên truyền, vận động người dân gìn giữ những nét đẹp văn hóa, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; vận động Nhân dân quyên góp tiền, ngày công xây dựng nhà văn hóa; tích cực đi đầu trong việc động viên con cháu phấn đấu vươn lên trong học tập; thông qua việc vận động đồng bào tham gia quỹ khuyến học, xây dựng gia đình, dòng họ khuyến học, từ đó góp phần nâng cao hiểu biết và trình độ dân trí cho đồng bào DTTS. Tiêu biểu như ông Đặng Văn Canh, xóm Đình, xã Thạch Khoán, ông Nguyễn Thế Anh, phố 19/5, thị trấn Thanh Sơn...

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho đội ngũ Người có uy tín phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, huyện Thanh Sơn đã thường xuyên kiểm tra, giám sát và nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện chính sách đối với đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện; phát huy vai trò của Người có uy tín trong thực hiện công tác dân tộc, qua đó cho thấy, Người có uy tín trong đồng bào DTTS thực sự là cầu nối quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân, là nơi tin cậy của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong việc vận động, tuyên truyền đồng bào thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín tham gia truyền thông bình đẳng giới

Người có uy tín tham gia truyền thông bình đẳng giới

Thời gian qua, cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, Người có uy tín tại tỉnh Gia Lai đã tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS trên địa bàn.