Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Người có uy tín ở Thanhn Hóa- Lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân

Quỳnh Trâm - 10:06, 11/11/2024

Trong những năm qua, với sự tận tụy và tâm huyết của đội ngũ những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa, đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân, từ việc nâng cao ý thức pháp luật, đến bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, thực hiện các phong trào thi đua ở cơ sở và thúc đẩy sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Góp sức vì sự phát triển nơi bản làng

Thanh Hóa hiện có hơn 1.280 Người có uy tín, là những điển hình được Nhân dân tin cậy và coi trọng. Họ là những “cầu nối” trực tiếp đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Đặc biệt, bằng uy tín của mình, những Người có uy tín đã và đang tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở; đồng thời tích cực vận động quần chúng thực hiện nếp sống văn minh, tuân thủ pháp luật và bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông Lầu Minh Pó, Người có uy tín tại xã Pù Nhi phát biểu tham luận về công tác tuyên truyền tại Mường Lát
Ông Lầu Minh Pó, Người có uy tín tại xã Pù Nhi phát biểu tham luận về công tác tuyên truyền tại Mường Lát

Là một Người có uy tín luôn trăn trở vì sự phát triển của quê hương, ông Lầu Minh Pó, Người có uy tín tại xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, rất tâm huyết với công tác tuyên truyền, vận động bà con đồng bào Mông tuân thủ pháp luật và giữ gìn bản sắc văn hóa. Với thực tế hiểu rõ đồng bào Mông tại địa phương, ông Pó rất chia sẻ, trăn trở với những khó khăn khi bà con thiếu kiến thức pháp luật nên dễ bị tác động bởi các đối tượng xấu.

Theo ông Pó, tình trạng hạn chế nhận thức về pháp luật là vấn đề đáng lo ngại ở một bộ phận đồng bào dân tộc Mông, nhất là những người trẻ. Sự thiếu hiểu biết này khiến họ dễ bị lôi kéo vào các hoạt động trái pháp luật, bị dụ dỗ bởi những tư tưởng sai lệch, hay thậm chí là ảnh hưởng bởi các tổ chức tà đạo, gây xáo trộn trật tự an ninh xã hội. Những Người có uy tín phải thường xuyên theo dõi sát sao tình hình tư tưởng trong đồng bào, đặc biệt đối với các khuynh hướng như tư tưởng “nhà nước Mông”, các tà đạo, hay vấn đề di cư tự do không theo quy định.

Ông Lầu Minh Pó cũng bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ mai một các nét văn hóa phi vật thể của người Mông. Mặc dù chính quyền đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, nhưng những nét đặc trưng như hát giao duyên của thanh niên, hát trong các dịp đám ma, đám cưới, hay các nhạc cụ dân gian như sáo Mông, đàn môi, thêu váy truyền thống đang dần bị quên lãng. Thế hệ trẻ ít quan tâm hoặc không còn biết đến các giá trị văn hóa này, dẫn đến nguy cơ mai một của những nét đẹp đặc trưng của người Mông.

Ông Pó kiến nghị cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tuyên truyền và vận động đồng bào nâng cao nhận thức pháp luật, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Ông cũng đề xuất đổi mới hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là sử dụng song ngữ nhằm đảm bảo thông tin dễ tiếp cận hơn với đồng bào, phù hợp với trình độ nhận thức của họ.

“Việc tuyên truyền đúng đắn không chỉ giúp bà con hiểu rõ pháp luật mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa, phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước”, ông Pó nhấn mạnh.

Để những Người có uy tín làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tại cơ sở, tỉnh Thanh Hóa đã thường xuyên tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật hướng tới đối tượng Ngưởi có uy tín tại các huyện miền núi. Các hội nghị đã trở thành cầu nối quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ thôn, bản và những Người có uy tín nâng cao kiến thức về pháp luật và kỹ năng tuyên truyền.

Ông Triệu Phúc Quý, dân tộc Dao, là già làng, Người có uy tín tổ dân phố Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy) cho biết: Trong các buổi tập huấn, Báo cáo viên đã truyền tải nhiều chuyên đề thiết thực, dễ hiểu, liên quan trực tiếp đến cuộc sống và công việc hằng ngày. Những nội dung như Luật An ninh mạng, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước đang được áp dụng tại các địa phương là những chủ đề được đặc biệt chú trọng.

Sự thay đổi rõ nét nhất ở những làng Dao hôm nay chính nhờ một sự đóng góp của đội ngũ Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo.
Sự thay đổi rõ nét nhất ở những làng Dao hôm nay chính nhờ một sự đóng góp của đội ngũ Người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo

Thông qua các buổi tập huấn, đội ngũ Người có uy tín không chỉ được trang bị thêm kiến thức pháp luật mà còn được bổ sung các kỹ năng thiết yếu để vận động, tuyên truyền hiệu quả hơn trong cộng đồng. Những buổi tập huấn này tạo điều kiện cho Người có uy tín như ông Quý, ông Pó và nhiều người khác củng cố thêm kiến thức và kỹ năng, từ đó giúp họ tự tin hơn khi giải thích, vận động bà con chấp hành chính sách pháp luật, phòng tránh các hành vi vi phạm, cũng như hiểu rõ hơn về các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội đang triển khai trên địa bàn.

“Sau các hội nghị tập huấn, tôi thường xuyên truyền tải, chia sẻ kiến thức pháp luật và các chủ trương của Đảng và Nhà nước đến bà con trong các buổi họp thôn bản. Vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc trên địa bàn”, ông Triệu Phúc Quý cho hay.

Giữ gìn sự bình yên trong thôn bản

Tại huyện Thường Xuân, ông Cầm Bá Tiến, người dân tộc Thái ở thôn Bù Đồn, xã Vạn Xuân được biết đến là một Người có uy tín, một tấm gương điển hình về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Ông luôn tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động bà con tuân thủ tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong những năm qua, ông đã đóng góp rất lớn trong việc phổ biến những quy định pháp luật về phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đến với người dân trong thôn. 

Thông qua các buổi họp thôn và các cuộc trò chuyện hằng ngày, ông Tiến kiên nhẫn giải thích, khuyến khích bà con tham gia các phong trào phát triển kinh tế như trồng trọt, chăn nuôi, giúp nâng cao đời sống và thoát nghèo.

Đội ngũ Người có uy tín tích cực vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn
Đội ngũ Người có uy tín tích cực vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn

Ngoài ra, ông Tiến còn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp, hòa giải mâu thuẫn trong thôn. Từ những xích mích nhỏ đến các vấn đề lớn hơn, ông luôn cố gắng tìm cách giải quyết ổn thỏa, tạo sự đồng thuận và duy trì không khí hòa hợp, gắn bó trong cộng đồng.

Có thể khẳng định, Người có uy tín ở Thanh Hóa là lực lượng đặc biệt, đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và góp phần không nhỏ trong việc phát triển bền vững ở vùng DTTS. Sự tận tụy và tâm huyết của họ đã tạo nên những chuyển biến tích cực, từ việc nâng cao ý thức pháp luật đến bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đi đầu trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ để đội ngũ Người có uy tín phát huy hết khả năng, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của vùng DTTS miền núi. 

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.