Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Người có uy tín sóc Bà Mai chí thú làm giàu

Văn Linh - 20:00, 17/01/2023

“Mình phải biết làm ăn, kinh tế gia đình phát triển, dạy dỗ con cái đàng hoàng thì mới đi vận động, khuyên bà con mới được”. Đó là lời tâm sự của ông Lâm Nửa - Người có uy tín ở ấp 8, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang trong lần gặp gỡ trò chuyện với chúng tôi.

Gia đình ông Lâm Nửa (người mặc áo xanh, ngồi giữa) - Người có uy tín ở ấp 8, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Gia đình ông Lâm Nửa (người mặc áo xanh, ngồi giữa) - Người có uy tín ở ấp 8, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Đến xã Vị Thủy, hỏi nhà ông Lâm Nửa, người dân ở sóc Bà Mai ai cũng biết. Mọi người biết ông không chỉ là gia đình khá giả bậc nhất trong sóc, mà ông còn là Người có uy tín được chọn lâu đời nhất ở ấp 8 này.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, lão nông ở tuổi “thất thập” dáng gầy, cao ráo tươi cười đon đả đón khách. Trong câu chuyện gia đình, ông Lâm Nửa cho biết, ông có đến 7 người con và hiện nay, các con của ông đều yên bề gia thất. Chỉ còn vợ chồng người con út ở cùng cha mẹ, nhưng con trai út của ông cũng đang đi làm công nhân ở miền Đông.

Trước đây, ông Lâm Nửa là giáo viên dạy tiếng Khmer ở ngôi trường trước chùa sóc Bà Mai, gắn bó với ngôi trường ngót hơn 20 năm để dạy và lưu truyền ngôn ngữ của dân tộc mình cho thế hệ trẻ. Một buổi đến lớp, một buổi cùng vợ ra ruộng, ra vườn trồng trọt, lo cho cái ăn hàng ngày. Ngày đó, gia đình ông mặc dù có đến hơn 14 công đất. Nhưng do đất nhiễm phèn, việc làm nông không được thuận lợi, hiệu quả không cao, nên có lúc ông phải đi xa xứ làm thuê.

Ông Lâm Nửa bên ao nuôi ba ba của gia đình
Ông Lâm Nửa bên ao nuôi ba ba của gia đình

Hưởng lợi từ các công trình thủy lợi, xổ phèn thông qua Chương trình 135 về phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi, cùng với số vốn tích lũy, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi về, gia đình ông Lâm Nửa đã cải tạo đất. Ngoài mảnh ruộng cách nhà chừng nửa cây số, phần đất bên nhà được ông lên liếp trồng cây ăn trái, đào ao, xây 4 bể nuôi lươn, 2 ao ba ba và 100 con cua đinh… Hiện nay, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lợi nhuận hơn 150 triệu đồng.

Ông Lâm Nửa chia sẻ: "Mình là Người có uy tín ở ấp, nên phải ráng làm ăn cho có, rồi dạy dỗ con cái cho đàng hoàng thì mới đi khuyên, đi chỉ bà con chòm xóm được chứ. Mình cũng phải dành thời gian theo dõi, nắm bắt thông tin hoặc những chủ trương ở trên đưa xuống, mình đi vận động bà con cùng thực hiện. Đối với những thanh niên mà không chí thú làm ăn, mình cùng với những người già trong xóm, chính quyền ấp đến khuyên nhủ, rồi dần dần cũng tiến bộ. Bây giờ ở ấp này không còn tệ nạn nữa, bà con ai cũng lo làm ăn cho có với người ta hết”.

Đường về sóc Bà Mai, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Đường về sóc Bà Mai, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Theo ông Danh Đê - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ấp 8, xã Vị Thủy thì ở khu vực sóc Bà Mai, bà con Khmer rất tin tưởng ông Lâm Nửa. Đặc biệt, ông là Người có uy tín nói được tiếng Khmer, nên vận động bà con trong sóc cũng thuận lợi. Ở trong ấp, bà con mỗi khi làm các thủ tục, giấy tờ gì nếu không biết thì đều đến tìm ông để nhờ chỉ dẫn. Khi trên huyện, xã có chủ trương gì đưa xuống, thì ông Lâm Nửa là người thực hiện rất nhiệt tình và còn tham gia vận động bà con.

Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, mà ông còn thường xuyên san sẻ với các gia đình khó khăn, nhất là những trường hợp có con ở độ tuổi đến lớp, cứ vào đầu năm học thì ông lại cho gạo, cho tập, đồ dùng…; đầu năm học 2022 - 2023, ông Lâm Nửa cũng đã tặng được 30 phần quà cho học sinh nghèo trong xã.

Điều trân quý khác ở ông, là khi kể về những việc ông làm cho bà con chòm xóm, ông đều bảo, đó là việc thường tình, là cái nghĩa giữa con người với con người…

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.