Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín với cộng đồng

Người góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Nguyên Phúc - 04:11, 15/11/2023

Được Nhân dân trong thôn tin tưởng, tín nhiệm bầu là Người có uy tín từ năm 2009, ông Nông Văn Tựa, dân tộc Tày, ở thôn Cầu Bằng, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang đã thể hiện rõ vai trò trong các mặt công tác ở cơ sở. Ông luôn tích cực vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, bảo đảm an ninh trật tự, chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ông Nông Văn Tựa luôn là người tiên phong gương mẫu, tận tụy vì cộng đồng, làm tốt công tác hòa giải ở địa phương.
Ông Nông Văn Tựa luôn là người tiên phong gương mẫu, tận tụy vì cộng đồng, làm tốt công tác hòa giải ở địa phương.

Ông Tựa chia sẻ: Thôn ông sinh sống có 206 hộ với 785 nhân khẩu, gồm 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, có trên 40% là đồng bào DTTS. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, sự nỗ lực của người dân, đời sống Nhân dân được nâng lên cả về vật chất và tinh thần, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 232 hộ (chiếm 5,95%), hộ cận nghèo 286 hộ (chiếm 7,33%).

Để thực hiện hoàn thành mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ông tuyên truyền, vận động người dân hiến đất làm sân vận động, sân thể thao, đường giao thông, trường mầm non và được người dân đồng lòng ủng hộ hiến trên 5.000m2 đất. Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, ông đã phối hợp với Ban Quản lý thôn, Hội Người Cao tuổi, Hội Phụ nữ, Thanh niên vận động Nhân dân cùng đóng góp làm đường điện thắp sáng của thôn, xây dựng cổng làng, con đường hoa, sửa chữa nhà văn hóa, sân thể thao thôn.

 Với sự nỗ lực, đồng lòng của tất cả bà con trong thôn, xã, năm 2021, thôn Cầu Bằng về đích thôn nông thôn mới kiểu mẫu, giúp người dân nâng cao mức sống, mức hưởng thụ cho người dân. Đây cũng là tiền đề, động lực để chính quyền địa phương và đặc biệt là người dân trong thôn, xã tiếp tục nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài công tác tuyên truyền, ông vận động Nhân dân tham gia hưởng ứng xây dựng nông thôn mới, công tác hòa giải, tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong cộng đồng dân cư có ý nghĩa rất quan trọng góp phần giữ gìn an ninh trật tự. Công tác hòa giải được tiến hành công khai, dân chủ, dựa trên tình hình thực tế của từng vụ việc, ý chí, nguyện vọng của các bên, trên cơ sở của pháp luật, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán tốt đẹp của Nhân dân để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Thực hiện tốt công tác hòa giải sẽ giúp các bên hiểu rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc, qua đó các bên đi đến đồng thuận, thống nhất.

“Người làm công tác hòa giải cũng phải hiểu rõ về Luật Hòa giải, linh hoạt, nắm bắt được nguyên nhân mâu thuẫn, tâm tư, tình cảm của các bên, đồng thời phân tích, giải thích về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên… Qua đó, giúp các bên đồng thuận, đoàn kết, giữ được tình làng nghĩa xóm cũng như giữ hạnh phúc gia đình”, ông Tựa chia sẻ.

Ông Nông Văn Tựa (áo nâu) trao đổi với Người có uy tín xã Hương Sơn.
Ông Nông Văn Tựa (áo nâu) trao đổi với Người có uy tín xã Hương Sơn.

Xác định công tác hòa giải, tuyên truyền, vận động chưa bao giờ là dễ dàng, trong cộng đồng dân cư còn có một số cá nhân, hộ gia đình chưa thống nhất, còn có những khúc mắc, tiềm ẩn những mâu thuẫn đòi hỏi những người làm công tác hòa giải phải kiên trì vào cuộc, từ việc nắm bắt nguyên nhân, mâu thuẫn của các bên, để vận động hòa giải đi đến kết quả thành công. 

Với vai trò là Người có uy tín, thành viên Tổ hòa giải của thôn, ông Tựa đã phối hợp tốt với các thành viên trong Tổ nắm bắt tình hình đời sống, kinh tế và tâm tư, tình cảm của từng cá nhân trong thôn, tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương, quy ước, hương ước của thôn, tập trung xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, vượt qua những khó khăn và nỗ lực phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. 

Năm 2022, tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa chiếm 98% và đạt danh hiệu làng văn hóa. Trong cuộc vận động hiến công, hiến đất xây dựng đường giao thông, ông đã hòa giải được 3 vụ. Trong quá trình vận động xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, ông đã hòa giải thành công 4 vụ việc xích mích nhỏ trong Nhân dân.

Ông Nông Văn Tựa cho rằng, công tác hòa giải là động lực, là yếu tố tác động đến tình cảm cộng đồng và gia đình. Phải tìm hiểu, nắm bắt rõ nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, từ đó mới thuyết phục, tuyên truyền có tình, có lý để các bên mâu thuẫn đi đến đồng thuận. Người làm công tác hòa giải phải kiên trì, bình tĩnh, khéo léo, mềm dẻo giải thích thuyết phục mới đi đến thành công.

Để thực hiện tốt công tác hòa giải, theo ông Nông Văn Tựa, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ thôn, xóm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng cộng đồng dân cư “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”. Mặt khác, cần chủ động nghiên cứu tài liệu hòa giải, các văn bản triển khai của cấp trên để truyền tải thông tin tốt nhất đến với Nhân dân. Củng cố và tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn thôn xóm…

Với kinh nghiệm của một Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã, phát huy và làm tốt vai trò của Người có uy tín ở thôn Cầu Bằng, ông Nông Văn Tựa luôn là người tiên phong gương mẫu, tận tụy vì cộng đồng, làm tốt công tác hòa giải ở địa phương trong nhiều năm qua. Ông trở thành trung tâm đoàn kết cộng đồng các dân tộc ở thôn Cầu Bằng.




Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.