Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nhịp cầu nhân ái

Người khuyết tật luôn nhận được sự chia sẻ của cộng đồng

PV - 13:59, 26/04/2018

Để hỗ trợ người khuyết tật ổn định cuộc sống, tham gia phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, các cấp ngành, địa phương ở Lai Châu đã tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ giúp người khuyết tật “tàn nhưng không phế”.

Để giúp người khuyết tật có điều kiện hòa nhập cộng đồng, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành kế hoạch trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2013-2020 với các nội dung như: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, bảo trợ xã hội. Cùng với đó tỉnh cũng tạo điều kiện cho các tổ chức từ thiện, nhân đạo hỗ trợ người khuyết tật.

Tặng xe lăn cho người khuyết tật, giúp họ giảm gánh nặng cuộc sống. Tặng xe lăn cho người khuyết tật, giúp họ giảm gánh nặng cuộc sống.

 

Được biết, với nhiều chính sách giúp người khuyết tật phát triển, đến nay toàn tỉnh đã có 1.883 trên tổng số hơn 2.600 người khuyết tật được hưởng chính sách bảo trợ xã hội. 97% số người được cấp thẻ BHYT, 147 người được đào tạo nghề. Hiện nay, 90% số công trình xây dựng mới đáp ứng yêu cầu phục vụ người khuyết tật.

Để hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người khuyết tật, chúng tôi gặp chị Vàng Thị Pánh ở bản Màng, phường Quyết Thắng, TP. Lai Châu. Sinh ra và lớn lên cũng như bao đứa trẻ khác trong bản nhưng chỉ sau một trận ốm chị Pánh đã bị liệt, việc đi lại của chị rất khó khăn, không những vậy chị còn phải một mình nuôi đứa con ăn học.

Được TP. Lai Châu hỗ trợ 50 triệu đồng, chị đã sửa nhà, xây dựng chuồng và mua gà để nuôi giúp gia đình có thêm thu nhập, nuôi con ăn học. Chị Pánh chia sẻ “Tôi bị liệt đi lại rất khó khăn, được Nhà nước hỗ trợ ổn định chỗ ở, phát triển kinh tế nên cuộc sống đỡ vả hơn rất nhiều”.

Chị Pánh cho biết thêm do sức khỏe yếu nên chị thường xuyên phải đi thăm khám. Trước đây khi chưa được cấp thẻ BHYT, tiền thuốc men luôn là nỗi lo của chị. Thế nhưng từ khi được Nhà nước cấp thẻ BHYT gánh nặng tiền thuốc men đã giảm đi đáng kể.

Giống như chị Pánh, anh Hà Văn Lệ (tổ dân phố số 7, phường Đoàn Kết, TP. Lai Châu) không may lúc nhỏ bị suy dinh dưỡng và bị liệt 1 chân, đi lại phải dùng nạng. Thế nhưng không ỷ lại vào hoàn cảnh khó khăn, anh luôn trăn trở làm sao sống có ích, tìm một công việc phù hợp với khả năng của mình.

Anh Lệ kể lại anh vốn quê ở Hà Tĩnh, lên Lai Châu lập nghiệp từ năm 1997 với 2 bàn tay trắng. Anh chọn được nghề may là nghề mưu sinh của mình và mở hiệu may Lệ Hoa. Những ngày đầu công việc khá vất vả, nhưng được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và bà con láng giềng nên công việc của anh ngày càng thuận lợi. Đến nay, anh Lệ có thu nhập hằng tháng trên 10 triệu đồng, có đủ tiền để lo cho cuộc sống của mình và gia đình.

Anh Lệ chia sẻ: Mới đầu tay nghề mình còn kém, thường xuyên bị khách hàng chê nên mình rất ngại. Sau nhờ sự giúp đỡ của chính quyền TP. Lai Châu tạo điều kiện cho mình đi học nâng cao tay nghề nên cửa hàng của mình ngày càng được mọi người tin tưởng hơn. Không chỉ được hỗ trợ nâng cao tay nghề, mình còn nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ Nhà nước, đặc biệt là được cấp thẻ BHYT…

Nhờ có sự quan tâm của các cơ quan, đoàn thể và nhân dân ở Lai Châu mà cuộc sống của anh Lệ, chị Pánh cũng như những người khuyết tật khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày càng đi lên. Họ đã vượt qua được gánh nặng của cuộc sống, chứng minh mình “tàn nhưng không phế”.

Tuy nhiên, công tác giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn như việc bố trí kinh phí giúp người khuyết tật tiếp cận với các hoạt động văn hóa, thể thao, tiếp cận công nghệ thông tin. Hầu hết, người khuyết tật không có điều kiện đi học, hạn chế trong giao tiếp, tự ti trong việc tham gia các hoạt động như học nghề, trợ giúp pháp lý dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp.

Bà Lương Thị Tuyến, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh Lai Châu cho biết, trong thời gian tới tỉnh Lai Châu sẽ tăng cường tuyên truyền các chính sách hỗ trợ người khuyết tật, bố trí kinh phí hỗ trợ người khuyết tật, tranh thủ sự ủng hộ để giúp người khuyết tật. Để người khuyết tật có điều kiện phát triển và góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh với tinh thần “tàn nhưng không phế”.

HOÀNG QUÝ

Tin cùng chuyên mục
Trao tặng áo ấm cho 1.000 học sinh vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Trao tặng áo ấm cho 1.000 học sinh vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên

Với mong muốn hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào các dân tộc thiểu số có áo ấm trong mùa đông năm nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên vừa quyết định trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại ba trường trong địa bàn hai huyện: Mường Chà và Mường Ảng, thuộc tỉnh Điện Biên.