Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nguồn lực và sự phát triển vùng dân tộc thiểu số

GS.TS Hoàng Chí Bảo - 07:00, 14/02/2021

Thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đang lãnh đạo toàn dân tiếp tục đổi mới sáng tạo, hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, phát huy nội lực và các nguồn lực nội sinh, tận dụng có hiệu quả các nhân tố ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững. Quan trọng và quyết định sự phát triển của nước ta vẫn là nhân tố con người, nguồn lực con người (1). Song chúng ta đang đứng trước một thực tế là, trình độ và chất lượng phát triển còn chênh lệch giữa các vùng, miền, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lễ Tuyên dương HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu là hoạt động thường niên, do UBDT chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là hoạt động nhằm động viên, tạo sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho các em HSSV, thanh niên DTTS cả nước thi đua, học tập, phấn đấu trưởng thành về mọi mặt.
Lễ Tuyên dương HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu là hoạt động thường niên, do UBDT chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là hoạt động nhằm động viên, tạo sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho các em HSSV, thanh niên DTTS cả nước thi đua, học tập, phấn đấu trưởng thành về mọi mặt.

Nước ta là nước có kết cấu đa dân tộc. 53 dân tộc thiểu số dù chỉ chiếm tỷ lệ 14,6% dân số nhưng cộng đồng các dân tộc thiểu số lại có vai trò hết sức to lớn và có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy hội nhập và phát triển trong cả nước. Cần phải có chính sách và sự đầu tư đặc biệt của cả nước, sự quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước để đưa vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển, đạt mặt bằng phát triển chung của cả nước. Thiết thực nhất là đầu tư các nguồn lực cho phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện đúng tư tưởng bình đẳng về cơ hội phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số(2). Cần có chiến lược phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số một cách toàn diện, tiếp tục thực hiện chính sách quốc gia về xóa đói giảm nghèo và trong tình hình hiện nay phải chú trọng giảm nghèo bền vững theo cách tiếp cận nghèo đa chiều, quan tâm đặc biệt tới các vùng nghèo, các hộ nghèo đặc biệt khó khăn đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao. Tính đến năm 2018, số hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số vẫn còn tới 52,7% tổng số hộ nghèo cả nước (3). Nguy cơ tái nghèo cao, khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính còn thấp, nhất là đối với nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Tình trạng di cư tự phát của đồng bào dân tộc thiểu số chưa được giải quyết hiệu quả (4). Đáng lưu ý là, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ có nguy cơ tái nghèo mà còn có nguy cơ tái mù chữ, lại đang có mức độ chênh lệch cao về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nhiều hạn chế, khó khăn, nhất là về giáo dục, từ cơ sở vật chất của nhà trường và các điểm trường đến đội ngũ giáo viên, tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biến. Đó là những biểu hiện rõ nhất về bất bình đẳng dân tộc, bất bình đẳng về cơ hội phát triển. Chúng ta đã có nhiều cố gắng, nỗ lực thực hiện phương châm xóa đói, giảm nghèo, tăng giàu đối với các cộng đồng dân cư nhưng trong nhận thức còn nhiều bất cập. Nếu chỉ thấy và tập trung xóa đói, giảm nghèo về kinh tế mà xem nhẹ đói nghèo về văn hóa (giáo dục, y tế, chất lượng sống, mức độ thụ hưởng văn hóa tinh thần) thì không bao giờ có thể xóa bỏ được tình trạng lạc hậu, chậm phát triển ở vùng dân tộc thiểu số.

Do đó, phải từ đổi mới tư duy, nhận thức, quan niệm mà đổi mới cơ chế, chính sách, biện pháp đầu tư nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số.

Cần phải chú trọng giải quyết các vấn đề sau đây:

Trên cơ sở phân biệt rõ ngân sách Trung ương với ngân sách địa phương, có đầu tư lớn, đủ lực, đủ mạnh từ ngân sách Trung ương kết hợp với nguồn ngân sách địa phương được sử dụng có hiệu quả mà huy động nguồn lực tài chính đủ sức làm biến đổi căn bản sự phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa vùng dân tộc thiểu số.

Trách nhiệm lớn nhất và chủ đạo phải từ phía Nhà nước với sự cộng đồng trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cùng chung sức chăm lo phát triển vùng dân tộc thiểu số.

Đầu tư nguồn lực không chỉ đơn giản là tạo cho mỗi hộ nghèo “một ngôi nhà, một bể nước, một con bò” như trước đây mà phải dùng vốn đầu tư được huy động từ nhiều lực lượng để kiến thiết cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), tạo ra nhiều việc làm, bảo đảm sinh kế, thu nhập cho đồng bào từ đất, rừng, tài nguyên và các tiềm năng sẵn có được khơi dậy tại chỗ.

Đầu tư nguồn lực cho phát triển giáo dục, cho y tế cộng đồng, cho văn hóa hết sức cần thiết, nhưng quan trọng nhất là đầu tư cho sự phát triển con người, cả thể lực, trí lực, tâm lực. Đặc biệt đầu tư cho hệ thống các trường dân tộc nội trú từ huyện tới tỉnh, phát triển mô hình các loại trường vừa học vừa làm, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ tại chỗ các yêu cầu phát triển địa phương. Nhà nước phải có đầu tư lớn và đề cao trách nhiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ trẻ, trí thức trẻ người dân tộc thiểu số, phục vụ trực tiếp tại quê hương, địa phương họ. Tiếp tục đưa trí thức trẻ, giỏi về phục vụ tại vùng dân tộc thiểu số kèm theo chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho họ cống hiến tài năng, làm việc lâu dài tại vùng dân tộc thiểu số. Mọi lĩnh vực cần đầu tư như vậy đều liên quan đến nguồn lực tài chính, vật chất, tinh thần và con người mà Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị phải thường xuyên quan tâm, cộng đồng trách nhiệm, cùng hướng theo mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

--------------------

 (1, 2, 3 và 4): Đảng Cộng sản Việt Nam, “Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng”. Báo cáo chính trị và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trang 14, 15, 28, 45, 113 và 114.

Tin cùng chuyên mục
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.