Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Nguy cơ ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc bạn cần lưu ý

Như Ý - 19:16, 07/08/2024

Xyanua là một hợp chất hóa học cực độc, có thể gây tử vong nếu con người hấp thụ lượng lớn. Chất độc này có thể được tìm thấy trong tự nhiên, trong một số loại thực vật và trong một số sản phẩm công nghiệp. Việc chế biến và tiêu thụ các thực phẩm dễ gây ngộ độc xyanua không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn phòng, tránh nguy cơ bị ngộ độc xyanua.

Xyanua tồn tại ở cả dạng rắn, lỏng và dạng khí.
Xyanua tồn tại ở cả dạng rắn, lỏng và dạng khí

Dấu hiệu ngộ độc xyanua

Xyanua là một chất độc cực mạnh gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng nếu tiếp xúc vô tình hoặc cố ý. Nó tác động đến hô hấp và gây ra tổn thương cho hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.

Khi bị ngộ độc xyanua, nạn nhân thường trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là kích động, thở gấp, lú lẫn và cảm thấy kích động. Tiếp theo, nạn nhân sẽ khó thở, co giật và huyết áp giảm. Cuối cùng, nạn nhân sẽ bị hôn mê sâu, trụy tim, mất phản xạ và có thể dẫn đến tử vong.

Con người có thể nhiễm xyanua khi tiếp xúc ở lượng nhỏ do hít phải, tiếp xúc qua da hay ăn phải thực phẩm, những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm xyanua diễn ra trong vài phút bao gồm đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, thở gấp, nhịp tim đập nhanh, cơ thể yếu ớt, bồn chồn.

Các triệu chứng ngộ độc xyanua có thể tiến triển rất nhanh khi tiếp xúc với một lượng lớn xyanua. Tiếp xúc với một lượng lớn xyanua bằng bất kỳ con đường nào (thở, hấp thụ qua da, ăn hoặc uống) cũng có thể dẫn đến mất ý thức, co giật, hôn mê và tử vong. Những người sống sót sau khi tiếp xúc nhiều với xyanua có thể bị tổn thương tim, não và thần kinh.

Những người sống sót sau ngộ độc xyanua nặng có thể bị di chứng thần kinh như có biểu hiện của parkinson, vận động chậm, co cứng cơ...

(Tổng hợp) Nguy cơ ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc bạn cần lưu ý 1

Cách phòng ngừa ngộ độc xyanua từ thực phẩm

Chúng ta cần chọn mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chế biến và nấu chín thực phẩm đúng cách theo hướng dẫn.

Không ăn hạt táo, cùi măng tre hoặc rễ sắn sống.

Khi chế biến sắn, cần loại bỏ hoàn toàn vỏ và ngâm sắn trong nước ít nhất 8 tiếng trước khi nấu.

Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về an toàn của thực phẩm, tốt nhất nên loại bỏ.

Ngoài ra, những người đang làm việc trong các ngành nghề như khai thác mỏ, kim hoàn, làm nữ trang, sản xuất đồ nhựa, dọn vệ sinh chất thải công nghiệp..., cần tìm hiểu quy trình sản xuất và nguy cơ có khí hay chất sinh ra xyanua hay không. Trang bị bảo hộ lao động an toàn khi làm việc.

Với vật liệu xây dựng và trang trí nội thất hiện đại, nếu xảy ra hỏa hoạn, ngoài khí CO sẽ luôn có khí hydro cyanide. Nạn nhân vì vậy tử vong nhanh chóng trong đám cháy khi chưa kịp thoát ra ngoài. Do đó, cần để ý cách thoát thân nhanh khi sống ở nhà cao tầng, bịt mặt bằng khăn ướt khi chạy qua đám khói cháy.

(Tổng hợp) Nguy cơ ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc bạn cần lưu ý 2

Các thực phẩm quen thuốc có nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc xyanua

Trong tự nhiên, xyanua có trong một số thực vật như khoai mì, măng, hạt quả táo, anh đào, hạnh nhân đắng... Những thực vật này có chứa glycoside amygdalin, khi ăn vào qua đường tiêu hóa sẽ phóng thích ra xyanua gây ngộ độc.

Măng

Măng có thể chứa xyanua gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu trên ba loại măng cho thấy hàm lượng xyanua trong măng trắng, măng trắng ngâm nước nửa ngày và măng vàng đều đáng lo ngại. Mặc dù xyanua có thể giảm dần khi măng tiếp xúc với nước, nhưng quá trình ngâm măng chua có thể làm xyanua kết hợp với các enzyme hoặc chất trong ruột người, gây ngộ độc cấp tính. Do đó, trước khi chế biến măng, cần rửa kỹ, ngâm nước nhiều giờ và luộc qua 1-2 lần để giảm nguy cơ ngộ độc.

(Tổng hợp) Nguy cơ ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc bạn cần lưu ý 3

Sắn

Sắn có chứa một lượng cyanogenic glycosides, một hợp chất tự nhiên có thể chuyển hóa thành xyanua khi ăn phải. Hàm lượng cyanogenic glycosides cao nhất tập trung ở vỏ sắn, phần xơ và hai đầu củ sắn. Do đó, việc gọt vỏ kỹ, bỏ hai đầu củ và phần xơ là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc.

Các giống sắn hiện nay đã được lai tạo để giảm hàm lượng cyanogenic glycosides nhưng việc sơ chế và chế biến đúng cách vẫn là rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn và tránh ngộ độc, bạn nên ngâm sắn trong nước vài giờ trước khi chế biến và luộc sắn kỹ có thể giúp loại bỏ một phần đáng kể cyanogenic glycosides. Bên cạnh đó, nên tránh quá nhiều sắn trong một bữa ăn vì điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Hạt táo

Hạt táo có chứa amygdalin, một chất khi tiếp xúc với axit dạ dày sẽ giải phóng xyanua, một chất cực độc. Ăn một lượng nhỏ hạt táo có thể gây mệt mỏi, co giật, chóng mặt, buồn nôn hoặc bất tỉnh. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tử vong.

Mặc dù vậy, hạt táo được bao bọc bởi một lớp vỏ bảo vệ, ngăn chặn xyanua giải phóng vào cơ thể nên nếu vô tình nuốt phải vài hạt sẽ không gây hại. Song, với trường hợp ăn khoảng 20-25 hạt đã nhai kỹ có thể gây ngộ độc xyanua, ảnh hưởng đến não bộ, hệ tuần hoàn và thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ngộ độc xyanua là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa an toàn thực phẩm, chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách là chìa khóa để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ ngộ độc xyanua.

(Tổng hợp) Nguy cơ ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc bạn cần lưu ý 4

Hạt cherry

Theo nghiên cứu, hạt cherry lọt top những thực phẩm độc gây chết người nếu ăn không đúng cách. Trong hạt cherry có chứa cyanogenic, qua quá trình nhai sẽ được chuyển thành amygdalin – dấu vết của chất độc xyanua. Đây là một trong những chất độc gây tác động trực tiếp đến hệ hô hấp và dẫn đến tử vong nếu ăn phải.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng khi ăn quả cherry, bạn tuyệt đối không được nhai hay nuốt hạt. Nếu ăn phải, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các triệu chứng ngộ độc, bao gồm:

Ngộ độc nhẹ: Đau đầu, nóng lưỡi, đau bụng, chóng mặt, kích thích và thở nhanh sâu.

Ngộ độc trung bình: Hôn mê, rối loạn ý thức, tụt huyết áp, ngừng thở hoặc co giật.

Ngộ độc nặng: Đau tức ngực, mạch chậm, rối loạn huyết động, ngừng tuần hoàn hoặc tử vong sau khi ăn.

Hạnh nhân đắng

Hạnh nhân là một trong những loại hạt thông dụng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế hạnh nhân lại là một trong những thực phẩm gây ngộ độc đáng chú ý. Đặc biệt, hạnh nhân đắng có chứa glycoside amygdalin – một hợp chất hoá học có khả năng biến đổi thành xyanua khi được tiêu thụ vào cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cho thấy khi ăn từ 6 – 10 quả hạnh nhân đắng có thể đủ để gây ra các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng đối với một người trưởng thành. Nếu ăn từ 50 quả hạnh nhân đắng trở lên có thể dẫn đến ngộ độc chết người. Tốt nhất bạn nên chọn tiêu thụ hạnh nhân ngọt mặc dù chúng cũng chứa amygdalin, tuy nhiên an toàn hơn khi sử dụng vì hàm lượng chất này thấp hơn tới 1000 lần so với hạnh nhân đắng.

(Tổng hợp) Nguy cơ ngộ độc xyanua từ những thực phẩm quen thuộc bạn cần lưu ý 5

Lưu ý với người ngộ độc xyanua

Xyanua có trong nhiều nguồn độc khác nhau như đám khói cháy, nhất là cháy vật dụng như len, tơ tằm, cao su tổng hợp, các chất polyurethane từ nhựa dẻo, sơn, keo, chất chống thấm, cách âm, nệm. Hóa chất từ phòng thí nghiệm hay sản xuất công nghiệp như luyện kim, chụp rửa ảnh, làm nữ trang hay đồ nhựa, khai thác mỏ, chất thải... cũng có thể sinh ra xyanua.

Trường hợp đang ở trong môi trường nhiều khí xyanua, bạn cần thoát ra ngoài nhanh nhất có thể. Người phát hiện cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra chỗ thoáng khí và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Trường hợp tiếp xúc xyanua qua da hoặc mắt, người dân cần rửa vùng da, mắt tiếp xúc với chất độc dưới vòi nước chảy hoặc nhiều lần bằng nước sạch. Sau đó, cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời và đúng cách.

Các trường hợp ngộ độc xyanua qua đường ăn uống, ngay khi nghi ngờ ngộ độc cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Xyanua là hóa chất cực độc. Liều tử vong khi nuốt phải 1-3 mg/kg hoặc nếu nồng độ trong máu 3 mg/l. Hít phải khí có chứa xyanua với nồng độ trong không khí đạt 270 ppm sẽ tử vong ngay lập tức hoặc trong vòng 30 phút nếu nồng độ đạt 110 ppm nên chúng ta cần phải hết sức lưu ý.

Tin cùng chuyên mục
Kịp thời bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi

Kịp thời bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi

Ngày 9/9, BHXH Việt Nam cho biết, cơ quan này vừa tổ chức cuộc họp khẩn cấp về việc chủ động khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão Yagi, đảm bảo giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với thủ tục nhanh nhất, đơn giản nhất.