Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nhà thơ dân tộc Tày Y Phương qua đời vì đột quỵ

NA (T/h) - 10:20, 10/02/2022

Nhà thơ Y Phương – gương mặt thi ca tiêu biểu của dân tộc Tày đã đột ngột qua đời vào đêm 9/2, hưởng thọ 74 tuổi.

Chân dung nhà thơ Y Phương
Chân dung nhà thơ Y Phương (Ảnh TL)

Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Ông đam mê văn chương từ nhỏ. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông xung phong nhập ngũ. Sau khi ra quân, Y Phương theo học Trường Điện ảnh Việt Nam và Trường Viết văn Nguyễn Du. Ông từng là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin tỉnh Cao Bằng, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. 

Nhà thơ Y Phương bắt đầu sự nghiệp thơ ca từ năm 1973, khi những tác phẩm được in trên báo như Bếp nhà trời, Dáng một con sông. Sau đó ông phát hành hơn 10 tập thơ, trường ca như: Nói với con (1980), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Thơ Y Phương (2002), Vũ khúc Tày (2015).... Hai tản văn Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm (2009), Kungfu người Co Xàu (2010) và một tập kịch Người của núi (1982)... 

Nhà thơ Y Phương được coi là nhà văn hóa của người Tày. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông luôn nỗ lực giữ gìn và quảng bá văn hóa dân tộc Tày, thể hiện đậm nét trong các tác phẩm thơ, tản văn. Trong đó bài Nói với con, được in trong sách giáo khoa lớp 9, là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Y Phương. Những dấu ấn văn hóa của người Tày được đặc tả qua các bài thơ “Lời chúc”, “Đàn then”, “Chín tháng”, “Ngược gió”, “Đò trăng”...

Nhà thơ Y Phương đã dành được nhiều giải thưởng văn học như Giải A Cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ quân đội, Giải thưởng loại A của Hội Nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ “Tiếng hát tháng Giêng”, Giải A của Hội đồng Văn học dân tộc-Hội Nhà văn Việt Nam (1992) cho tập thơ “Lời chúc”. Giải B của UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập trường ca “Chín tháng” (2001), Giải B của Bộ Quốc phòng với “Trường ca chín tháng” (2001). 

Ông cũng được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.