Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Nhân rộng các mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

Cát Tường - 09:44, 26/03/2022

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”.


Nhân rộng các mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng
Nhân rộng các mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 là 70% gia đình được công nhận đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, 65% dòng họ được công nhận đạt danh hiệu “Dòng họ học tập”; 65% cộng đồng (thôn bản, tổ dân phố và tương đương) được công nhận đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”; 80% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”.

Bên cạnh đó, 40% người lao động trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, 60% cán bộ, công chức, nhân viên trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”.

Nhân rộng các mô hình học tập trong xã hội

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình là bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng các mô hình học tập trong xã hội, cụ thể là tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và ban hành theo thẩm quyền các Bộ tiêu chí đánh giá các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập phù hợp với các phương thức học tập suốt đời trong điều kiện chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, Chương trình cũng nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng các mô hình học tập, cụ thể là nghiên cứu, xây dựng phần mềm nhằm số hóa và triển khai thực hiện trên nền tảng công nghệ số việc thu thập minh chứng, cho điểm, đánh giá, tổng hợp, báo cáo... việc thực hiện các Bộ tiêu chí xây dựng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” theo các mục tiêu của Chương trình.

Đồng thời, giải pháp này cũng hướng đến xây dựng trang thông tin điện tử trên cơ sở kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu về tài nguyên thông tin thư viện, Hệ tri thức Việt số hóa và các cơ sở dữ liệu quốc gia khác... giúp tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao hiểu biết cho cán bộ hội, hội viên khuyến học và người dân về các nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng các mô hình học tập.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng

Chương trình cũng đề cập tới nội dung về tăng cường công tác phối hợp với ngành Giáo dục, ngành Văn hóa, ngành Thông tin để phát triển nguồn lực thông tin, duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, các thiết chế văn hóa cơ sở, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030; định kỳ tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện Chương trình; tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm và Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào quý II năm 2026.

Cùng với đó, tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm và Đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 vào quý IV năm 2030; tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” theo các giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030; huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tăng cường sự đóng góp của cộng đồng trong việc thúc đẩy phong trào học tập suốt đời, nhân rộng các mô hình học tập, góp phần xây dựng xã hội học tập./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.