Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Nhật Bản sử dụng tế bào đà điểu làm khẩu trang phát sáng khi phát hiện Covid-19

PV - 10:13, 11/12/2021

Vừa qua, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết đã phát triển khẩu trang sử dụng kháng thể của đà điểu để phát hiện Covid-19 bằng cách phát sáng dưới tia cực tím.


Mẫu dịch chứa virus SARS-CoV-2 phát sáng trên tấm vải lọc dùng làm khẩu trang dưới tia cực tím. Nguồn: Trường ĐH Kyoto.
Mẫu dịch chứa virus SARS-CoV-2 phát sáng trên tấm vải lọc dùng làm khẩu trang dưới tia cực tím. Nguồn: Trường ĐH Kyoto.

Trong một thông cáo báo chí, Nhật Bản cho biết phát hiện của Giáo sư, Tiến sĩ Yasuhiro Tsukamoto và nhóm của ông tại Đại học Kyoto ở miền tây Nhật Bản có thể cung cấp phương pháp xét nghiệm virus tại nhà với chi phí thấp.

Dựa trên nghiên cứu trước đó cho thấy loài chim đà điểu có khả năng chống lại Covid-19 một cách mạnh mẽ, các nhà khoa học nghĩ cách tạo ra một lớp lọc làm khẩu trang phủ kháng thể của đà điểu.

Trong một nghiên cứu nhỏ, các đối tượng thử nghiệm đeo khẩu trang, và sau 8 giờ, các bộ lọc được tháo ra và phun một chất hóa học có thể phát sáng dưới tia cực tím nếu có virus. Các bộ lọc do những người bị nhiễm Covid-19 đeo phát sáng chung quanh vùng mũi và miệng.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ phát triển thêm nghiên cứu để khẩu trang có thể tự động phát sáng nếu phát hiện virus mà không cần tia cực tím.

Ông Tsukamoto là một Giáo sư Thú y và là Hiệu trưởng của Trường đại học Kyoto. Ông đã nghiên cứu đà điểu trong nhiều năm, tìm cách điều chỉnh khả năng miễn dịch của chúng để chống lại bệnh cúm gia cầm, dị ứng và các bệnh khác.

Giáo sư Tsukamoto nói với hãng tin Kyodo rằng ông đã phát hiện ra mình dương tính với Covid-19 sau khi đeo một trong những chiếc khấu trang đặc biệt và thấy rằng nó phát sáng khi được kiểm tra. Chẩn đoán này đã được xác nhận sau khi có kết quả xét nghiệm tiêu chuẩn.

Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu đạt được sự chấp thuận của chính phủ Nhật Bản để bán khẩu trang này vào năm tới.

"Chúng tôi có thể sản xuất hàng loạt kháng thể từ đà điểu với chi phí thấp. Trong tương lai, tôi muốn biến nó thành một bộ xét nghiệm dễ dàng mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng”, Giáo sư Tsukamoto nói./.

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.