Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Trao giải cuộc thi Sáng kiến, giải pháp, mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt"

Cát Tường (T/h) - 17:27, 22/11/2021

Vượt qua hơn 200 tác phẩm dự thi, 17 tác phẩm xuất sắc nhất đã được vinh danh tại Lễ trao giải cuộc thi Sáng kiến, giải pháp, mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn quốc năm 2020.

Ban Tổ chức trao giải cho các tác phẩm đoạt giải Nhì.
Ban Tổ chức trao giải cho các tác phẩm đoạt giải Nhì.

Cuộc thi Sáng kiến, giải pháp, mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được tổ chức với mong muốn tìm ra những giải pháp khả thi, hiệu quả cao trong giảm thiểu, xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Từ đó nhân rộng các giải pháp, góp một phần cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống; đặc biệt là nâng cao ý thức của cộng đồng trong giải quyết vấn đề do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.

Theo Ban Tổ chức, Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 211 bài dự thi với các đề tài tham gia thi phong phú, có tính đa dạng cao.

Từ 211 bài dự thi, Hội đồng chấm giải đã lựa chọn được 69 bài dự thi vào vòng chung khảo. Kết quả, Hội đồng chung khảo đã chọn ra được 17 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải gồm: 3 giải Nhất, 5 giải Nhì và 9 giải Ba.

Được biết, những năm qua, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Cuộc thi không chỉ tìm ra những giải pháp khả thi, hiệu quả cao trong giảm thiểu, xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt để nhân rộng, cải thiện môi trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 

Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Chuyển đổi số ở các bản làng vùng DTTS Quảng Ninh

Đến nay không chỉ ở thành thị, mà người dân ở các thôn, bản vùng cao, vùng DTTS tỉnh Quảng Ninh cũng đã nắm bắt thời cơ, bắt nhịp chuyển đổi số để trở thành những "công dân số". Nhờ đó, người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng; đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống xã hội và trong lao động, sản xuất