Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Nhìn lại công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS: Một số giải pháp căn cơ (Bài 2)

Thúy Hồng - 14:54, 16/09/2021

Để bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, ngành Văn hóa các địa phương đã có nhiều nỗ lực, khai thác bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, để biến các giá trị văn hóa truyền thống thành tài sản và thực sự “ăn sâu, bám rễ” trong đời sống của đồng bào, thì chúng ta phải tiếp tục điều chỉnh, xây dựng được một chiến lược, lộ trình phát triển rõ ràng, bài bản.

Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch đang mang lại thu nhập cho đồng bào DTTS. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch đang mang lại thu nhập cho đồng bào DTTS. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Biến bản sắc văn hóa thành tài sản

Phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, đang là một xu hướng mới, thu hút du khách. Đây cũng là nguồn tài nguyên giá trị, dồi dào để đẩy mạnh phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng DTTS. Điển hình như tại các điểm du lịch: Bản Lác (Hòa Bình); bản Mển (Điện Biên); Khu DLCĐ ở Sa Pa (Lào Cai), Khu DLCĐ Nặm Đăm (Hà Giang)…

Tại Hà Giang, đồng bào Lô Lô ở bản Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn đã tận dụng bản sắc văn hóa đặc sắc của dân tộc để phát triển DLCĐ. Người dân nơi đây luôn coi văn hóa là tài sản vô giá, là tiền đề để thu hút khách du lịch. Chính vì vậy, mọi người luôn có ý thức giữ gìn và phát triển các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, cải tạo nhà trình tường, giữ gìn các bờ tường đá… tới tổ chức các lễ hội truyền thống như: Lễ cúng Thần rừng, Lễ mừng lúa mới, Lễ mừng nhà mới và đặc biệt là các điệu múa dân gian.

Trong những ngôi nhà sàn của đồng bào luôn có khung cửi dệt, may các sản phẩm thổ cẩm truyền thống của người Lô Lô như đệm, gối, chăn thổ cẩm, túi thêu, váy, áo khăn đội đầu… để phục vụ du khách.

Anh Sìn Dỉ Siến, một hộ dân làm homstay cho biết, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, trung bình mỗi tháng bản Lô Lô Chải đón hàng nghìn lượt khách lưu trú. Đặc biệt, khi vào mùa hoa tam giác mạch, nơi đây gần như “cháy” phòng. Nhờ đó, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao. Có nhiều hộ thu nhập trên 50 triệu đồng/tháng.

Nhận thấy lợi ích của mô hình DLCĐ, đến nay thôn Lô Lô Chải có 22 gia đình mạnh dạn đầu tư kinh doanh dịch vụ homestay và 6 nhà hàng phục vụ ăn uống cho khách du lịch.

Hay như Lào Cai, việc phát triển DLCĐ gắn với bản sắc văn hóa truyền thống được mở rộng và phát triển, mang lại thu nhập cho đồng bào. Tại thị xã Sa Pa và các huyện Bắc Hà, Mường Khương… đều xây dựng các làng văn hóa du lịch gắn với bảo tồn và lưu giữ nhiều bản sắc truyền thống.

 Khi đến đây, du khách được tham quan cảnh đẹp thiên nhiên, tham quan các nghề thủ công, xem văn nghệ và nghỉ ngơi tại các căn nhà cổ truyền của đồng bào các dân tộc. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của làng đều được bảo tồn và trở thành tài sản để khách du lịch chiêm ngưỡng.

Theo ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Lào Cai, thời gian qua, mô hình DLCĐ đã và đang được các địa phương quan tâm phát triển, mang lại thu nhập cho đồng bào. Thu nhập bình quân từ DLCĐ đạt 20 - 30 triệu đồng/hộ/năm. Có nhiều mô hình có thu nhập 60 - 100 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn rất nhiều so với các hộ không làm DLCĐ.

Gắn trách nhiệm cộng đồng trong công tác bảo tồn văn hóa

Mới đây, Bộ VHTT&DL đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Dự án "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Theo bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, Dự án sẽ ưu tiên đầu tư, huy động tổng hợp các nguồn lực hỗ trợ công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào các DTTS có tiềm năng phục vụ phát triển du lịch, có nguy cơ mai một, các DTTS rất ít người; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm nâng cao đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS…

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và sự đa dạng về vốn văn hóa đặc sắc, DLCĐ trở thành một trong những sản phẩm thế mạnh ở vùng DTTS.

Cần gắn công tác bảo tồn vào đời sống cộng đồng để bản sắc văn hóa truyền thống thực sự
Trách nhiệm cộng đồng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn văn hóa.

Tuy nhiên, cần quan tâm tới yếu tố bền vững trong phát triển, nắm vững các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng xã hội, tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản văn hóa.

Theo PGS.TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội, DLCĐ phải bảo đảm các yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Đó là giúp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa cộng đồng; tăng niềm tự hào và gắn kết trong cộng đồng; thúc đẩy bình đẳng giới và giữ chân người trẻ ở cộng đồng.

Muốn lưu giữ bản sắc văn hóa một cách bền vững, cần gắn bản sắc văn hóa vào đời sống cộng đồng một cách sâu sắc. Các đơn vị, tổ chức cần tính toán cả về đầu ra của sản phẩm, cùng phương án tự vận hành sau khi Dự án kết thúc. Tránh được những hạn chế như ở Ba Bể (Bắc Kạn), dù đã triển khai nhiều dự án nhằm khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống, như: Dự án PAC đào tạo lớp dệt thổ cẩm tại xã Nam Mẫu; Dự án bảo tồn làng văn hóa Pác Ngòi, mở các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho các học viên là chị em phụ nữ tham gia… 

Tuy nhiên, sau khi Dự án khôi phục nghề dệt thổ cẩm kết thúc, hầu hết người dân cũng từ bỏ nghề dệt thổ cẩm. Lý do là, kỹ thuật dệt thô sơ, thiếu vốn để đầu tư, không có sự bao tiêu về sản phẩm, thiếu sự cạnh tranh, khiến cho nhiều người không còn mặn mà với các sản phẩm từ dệt thủ công truyền thống.

Nhà nghiên cứu, sưu tầm Bùi Thanh Bình, Giám đốc Bảo tàng Di sản văn hóa Mường (Hòa Bình) cho rằng, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc phải xuất phát từ yếu tố tự thân, “mình giữ cho mình”, bởi nếu để mất đi văn hóa là mất đi chính mình.

Bản sắc văn hóa được coi là "giá trị cốt lõi” khi phát triển DLCĐ. Vì không giữ được văn hóa thì coi như bỏ, không còn là DLCĐ nữa. Đây cũng là yếu tố tạo nên nét đặc trưng của mỗi cộng đồng DTTS. Chỉ khi khi truyền thống văn hóa thực sự gắn với đời sống của đồng bào, thì dòng chảy văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc mới có thể lưu truyền bền vững. Đó chính là tài sản quý giá của đồng bào.

Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.