Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sản phẩm - Thị trường

Nhộn nhịp các mặt hàng phục vụ Tết Đoan Ngọ

BĐT - 09:59, 03/06/2022

Tết Đoan ngọ (5/5 Âm lịch) năm nay, lượng hàng hóa tại các siêu thị, chợ truyền thống đã gia tăng đáng kể. Dịp này, tiểu thương các chợ đều chủ động nhập về nhiều loại trái cây, hoa tươi với kỳ vọng sức mua sẽ gia tăng vào ngày tết này. Ghi nhận tại Hà Nội, Hà Tĩnh và TP. Hồ Chí Minh.

Giá cả hàng hóa tăng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Nguyễn Thúy
Giá cả hàng hóa tăng trong dịp Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Nguyễn Thúy

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ đã trở thành ngày tết truyền thống của người Việt. Vào ngày này, người dân thường chuẩn bị một mâm lễ cúng tổ tiên với mong muốn gặp điều may mắn, cầu mong mùa màng bội thu. Bởi vậy mà hoạt động mua bán cũng trở nên nhộn nhịp hơn ngày thường.

Khảo sát của phóng viên, tại khu vực Hà Nội, năm ngoái bánh gio có giá từ 50.000 - 60.000 đồng/chục, thì năm nay tăng lên 80.000 đồng/chục. Rượu nếp cũng tăng lên 60.000 - 70.000 đồng/hộp. Các loại lá dùng để treo trước cửa nhà có giá bán 15.000 - 20.000 đồng/bó. Các loại hoa quả như vải thiều, mận, chôm chôm… tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg.

Nhiều tiểu thương cố gắng giữ giá để bán với số lượng nhiều hơn. Ảnh: Nguyễn Thúy
Nhiều tiểu thương cố gắng giữ giá để bán với số lượng nhiều hơn. Ảnh: Nguyễn Thúy

Giá hoa trong dịp này cũng tăng hơn ngày thường khoảng 10-30%. Cụ thể, hoa ly có giá từ 40.000 - 80.000 đồng/bó, lay ơn 30.000 - 60.000 đồng/bó…

Bên cạnh các món ăn truyền thống, người dân vẫn duy trì thói quen mua gà ngậm hoa hồng để cúng. Giá gà dao động từ 400.000 - 500.000 đồng/con. Các loại xôi cúng như xôi gấc, xôi đỗ từ 20.000 - 60.000 đồng/đĩa; chim quay khoảng 100.000 đồng/con…

Khu vực miền Trung, những mặt hàng bán chạy chủ yếu là hoa quả tươi, cau trầu, hoa tươi... Theo các tiểu thương ở chợ Nghệ An, TP Hà Tĩnh, năm nay, do giá đầu vào tăng nên giá hoa quả cao hơn lễ năm trước khoảng 15%. Các loại quả “đắt khách” như na, vải, mận, xoài, thanh long, măng cụt, nhãn, bưởi, dưa lưới, chôm chôm… giá từ 25 – 50.000 đồng/kg.

Các loại trái cây tươi tiêu thụ mạnh trong dịp Tết Đoan ngọ, giá cả nhích nhẹ do cước vận chuyển tăng cao khi giá xăng dầu tăng. Ảnh: Thanh Phúc
Các loại trái cây tươi tiêu thụ mạnh trong dịp Tết Đoan ngọ, giá cả nhích nhẹ do cước vận chuyển tăng cao khi giá xăng dầu tăng. Ảnh: Thanh Phúc

Hoa tươi là lễ vật phổ biến trong cỗ cúng của các ngày lễ, tết. Đợt này, các loại hoa được chọn nhiều như hoa huệ, hoa cúc... có giá 7.000 đồng/bông. Các tiểu thương kinh doanh hoa tươi cho biết, giá hoa khá cao, thời tiết nắng nóng, việc bảo quản để hoa không bị héo, hư hỏng rất khó nên không dám “ôm” nhiều hàng.

Ngay từ sáng sớm ngày 3/6 (tức 5/5 âm lịch), thị trường đồ cúng ngày Tết Đoan Ngọ tại TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu nhộn nhịp. Những mặt hàng đồ cúng đặc trưng như hoa tươi, cơm rượu, nếp, bánh ú, bánh lá trạng, lá xương rồng được bày bán phong phú, đa dạng.

Tại chợ Đo Đạc (thành phố Thủ Đức), cơm rượu có giá 30.000 - 45.000 đồng/hộp, bánh tro có giá 60.000 -75.000 đồng/chục...
Tại chợ Đo Đạc (thành phố Thủ Đức), cơm rượu có giá 30.000 - 45.000 đồng/hộp, bánh tro có giá 60.000 -75.000 đồng/chục...

Từ 6 giờ sáng ngày 3/6 tại các chợ truyền thống Phước Long B, Bà Chiểu, chợ Phước Bình, Đo Đạc (thành phố Thủ Đức), chợ Thị Nghè (quận Bình Thạnh), chợ Căn Cứ (quận Gò Vấp)… đã nhộn nhịp người mua, người bán các sản phẩm dùng để cúng cho dịp tết này.

Theo các tiểu thương tại TP Hồ Chí Minh, giá các loại lá dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ năm nay cũng tăng nhẹ, nhưng họ vẫn giữ giá bàn để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Người dân thường mua 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn và sả về nấu nước xông trong ngày Tết Đoan Ngọ để giảm bớt bệnh tật
Theo các tiểu thương tại TP Hồ Chí Minh, giá các loại lá dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ năm nay cũng tăng nhẹ, nhưng họ vẫn giữ giá bán để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Người dân thường mua 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ trảo, dâu tằm ăn và sả về nấu nước xông trong ngày Tết Đoan Ngọ để giảm bớt bệnh tật

Năm nay, các tiểu thương bán các mặt hàng đồ cúng Tết Đoan Ngọ khá đông và giá cả không tăng cao vì lo ngại không có người mua. Mặt khác, đa số các tiểu thương đều cố gắng giữ giá để người dân ai cũng có thể mua được đồ cúng cơ bản.

Tin cùng chuyên mục
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.