Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Những Bí thư Chi bộ hết lòng vì dân

Nguyễn Văn Bình - 11:42, 08/12/2020

Trong đợt thiên tai bão lũ cuối tháng 10 và nửa đầu tháng 11 vừa qua, những Bí thư Chi bộ Đảng người Ca Dong (nhóm địa phương thuộc dân tộc Xơ Đăng) ở các thôn của xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo, đi tiên phong trong ứng phó thiên tai, khắc phục thiệt hại.

Bí thư Chi bộ Phạm Xuân Nghĩa huy động hàng chục dân quân, thanh niên trong làng giúp làm lại nhà ở cho hộ dân bị sập nhà tại làng Tắk Ốc.
Bí thư Chi bộ Phạm Xuân Nghĩa huy động hàng chục dân quân, thanh niên trong làng giúp làm lại nhà ở cho hộ dân bị sập nhà tại làng Tắk Ốc.

Sau khi sáp nhập thôn theo quy định của UBND tỉnh Quảng Nam, xã Trà Ka còn 2 thôn. Mỗi thôn đều có Chi bộ Đảng, Bí thư Chi bộ cũng đồng thời kiêm Trưởng thôn. Xã Trà Ka đã chọn lựa được hai đảng viên người Ca Dong rất có tinh thần, trách nhiệm và luôn giúp xã lãnh đạo điều hành thuận lợi những nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, kiểm soát tốt địa bàn.

Theo ông Hồ Văn Trần, Chủ tịch UBND xã Trà Ka, bão lũ lớn liên tiếp xảy ra trong cuối tháng 10 và nửa đầu tháng 11 đã làm cho hạ tầng, ruộng vườn và nhà dân toàn xã tan hoang. Nhưng may mắn là đã không có thiệt hại về người bởi chính tại địa bàn cơ sở đã có những Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn bất chấp hiểm nguy, đến tận từng nhà có nguy cơ sạt núi, ngập lụt kêu gọi, giúp dân làng lánh nạn kịp thời.

Tại thôn 1, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn Hồ Quốc Cang, 45 tuổi, đã luôn đồng hành với dân làng trong hoạn nạn. Theo anh Cang, khi cơn bão số 9 "cập bản" chiều ngày 28/10/2020, ngay cả chính anh cũng không ngờ bão lại “hung dữ” đến vậy. 

Trong khi dân làng chủ quan vẫn ở trong nhà; còn nhà cửa của bà con đa phần làm theo mô hình nhà sàn bán kiên cố, lợp tôn hoặc lá, phên, sườn bằng gỗ. bão vào, tại các khu làng thấp trũng ven sông Tang, suối Xà Nu, 19 nhà dân đã bị sập hoàn toàn, tài sản trôi sạch. Đường về xã và liên thôn tê liệt với hàng chục điểm sạt núi hoặc xói lở. Dân làng trắng tay, chôn chân tại chỗ. 

Theo ông Nguyễn Ngọc Viên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Trà Ka, sau bão, anh Cang đã đi đầu, huy động thanh niên khắc phục tạm tuyến giao thông qua nóc (làng) ông Chanh để có đường về xã và cho con em có thể quay lại trường. Đoạn đường này, trước đó được đổ bê tông, nhưng lũ đã cuốn trôi mất. 

Chứng kiến Bí thư Cang trực tiếp làm, dân làng tự kéo đến cùng làm. Chỉ trong chưa đầy 1 ngày, dân làng đã hạ taluy dương sườn đồi làm mới đoạn đường bị đứt hơn 50m.

“Khi những thiệt hại tại thôn 2 được khắc phục căn bản, anh Nghĩa tập hợp hơn 20 thanh niên tăng cường giúp bà con thôn 1, cùng với lực lượng dân quân của huyện đưa lên giúp dân. Hơn 3 ngày sau, các trường học, nhà dân bị thiệt hại của xã Trà Ka được khắc phục để đưa nhịp sống của người dân dần quay lại”.

Ông Hồ Văn Trần, Chủ tịch UBND xã Trà Ka

Còn tại thôn 2, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn trẻ Phạm Xuân Nghĩa (26 tuổi) đã chủ động dự trữ gạo, mì tôm, cá khô được xã cung ứng trước đó, tập kết về Nhà truyền thống thôn. Khi mưa bão số 9 ập đến, hơn 30 hộ dân trên 100 nhân khẩu dưới chân núi Tắk Ốc đã được Nghĩa vận động đưa về đây lánh nạn và được chăm lo hậu cần chu toàn. 

Đúng như dự tính, số hộ dân được Nghĩa huy động và hỗ trợ đi lánh nạn, nhà ở của họ đều gặp họa, sập hoàn toàn hoặc bị hư hỏng trên 50% do nước lũ và gió tốc sạch mái…

Cá biệt có hộ Hồ Văn Tính; nhà của Tính ở điểm heo hút, khó tiếp cận và bị lũ 'xóa sổ" nhanh nhất. Cũng may, anh Nghĩa đã kịp đến vận động đưa được 3 người nhà lên điểm cao an toàn. Mưa lũ vừa ngớt, Nghĩa huy động hàng chục thanh niên chặt tre, nứa, lá rừng làm lại nhà tạm cho gia đình Tính. Ngoài ra, anh Nghĩa đã tập hợp được hàng trăm dân làng khắc phục nhanh, thông tuyến được đoạn đường huyết mạch hơn 3km bị lũ làm cắt đứt về khu Xa Xít để dân làng đi lại.

Tin cùng chuyên mục
Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cây của Yàng và câu chuyện giữ rừng

Cách TP.Kon Tum khoảng 60 km về hướng bắc, làng Đăk Chờ (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng hùng vĩ. Sâu trong khu rừng tại huyện Đăk Tô (Kon Tum) có một cây Sao cát hàng trăm năm tuổi đang được lực lượng chức năng luân phiên bảo vệ. Và câu chuyện giữ rừng của họ cũng đầy cam go, nguy hiểm.