Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chương trình 1719

Những bước tiến mới ở vùng DTTS Cao Bằng

Trọng Diễn - 15:26, 17/10/2024

Những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, qua đó góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi của tỉnh. Từ năm 2021 đến nay, với nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, tỉnh đã tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết trong vùng DTTS, từ đó tạo động lực giúp người dân ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

(ban CĐ- CĐ Ban Dtoc Cao bằng) Bước chuyển mới ở vùng DTTS Cao Bằng
Bước chuyển mới ở vùng DTTS tỉnh Cao Bằng. (Trong ảnh: Diện mạo nông thôn miền núi huyện Hà Quảng)

Ổn định dân cư để phát triển

Bước chuyển mới, rõ nét nhất ở vùng DTTS của Cao Bằng trong những năm gần đây, là trên địa bàn tỉnh đã định canh định cư, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, 9 tháng năm 2024, trên địa bàn không có hộ dân di cư tự do, tình hình an ninh trật tự ở vùng DTTS của tỉnh ổn định.

Nhìn lại kết quả, trong Báo cáo số 3556/BC-UBND ngày 22/12/2023 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và trong 9 tháng năm 2024, UBND tỉnh Cao Bằng cho thấy, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp, đôn đốc việc triển khai kịp thời, đúng và đầy đủ các chính sách dân tộc. 

Đặc biệt, các sở ngành, địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn...; Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng vùng DTTS trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, mức sống của đồng bào các DTTS ngày càng được nâng cao; không có hộ di dân tự do trên địa bàn tỉnh.

Lấy kết quả trên địa bàn không có hộ di cư tự do là một trong những kết quả nổi bật trong bước tiến mới ở vùng DTTS Cao Bằng là bởi, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng di cư tự do, là do đời sống của một bộ phận đồng bào còn khó khăn, điều kiện phát triển kinh tế ở nơi ở cũ không đáp ứng, thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản... Nếu giải quyết được những vấn đề cấp thiết này, thì tình trạng di cư tự do trong vùng DTTS sẽ từng bước được giảm thiểu, tiến tới chấm dứt.

Trong tháng 10/2022, theo Báo cáo số 1076/BC-BDT ngày 17/10/2022 của Ban Dân tộc Cao Bằng, trên địa bàn phát sinh 20 hộ/101 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Dao di cư đến các tỉnh: Gia Lai, Đăk Nông, Lạng Sơn, Hà Giang. Nguyên nhân di cư được các địa phương xác định, là đi theo người thân để phát triển kinh tế.

Từ giữa năm 2022, tỉnh Cao Bằng đã khởi động các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tỉnh đã ưu tiên bố trí nguồn lực để giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất ở vùng DTTS. Trong đó, tỉnh chú trọng giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế, xây dựng mô hình giảm nghèo,...

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã yên tâm định cư, tập trung phát triển kinh tế gia đình tại địa phương. Trong 9 tháng năm 2024, theo báo cáo tổng hợp từ các địa phương, trên địa bàn tỉnh không có hộ dân di cư tự do, nhiều hủ tục đang từng bước được giảm thiểu.

“Tình trạng tảo hôn trong vùng DTTS của tỉnh cũng đã giảm. Năm 2023, toàn tỉnh có 96 trường hợp tảo hôn, giảm 53,6% so với năm 2022; còn trong 9 tháng năm 2024 phát sinh 71 cặp tảo hôn ở các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang, Hoà An”, ông Hùng cho biết.

(ban CĐ- CĐ Ban Dtoc Cao bằng) Bước chuyển mới ở vùng DTTS Cao Bằng 1
Tỉnh Cao Bằng chú trọng hỗ trợ đồng bào DTTS tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. (Trong ảnh: Hội Nông dân tỉnh Cao Bằng hỗ trợ hội viên sản xuất với mô hình trồng cây na Đài Loan)

Thay đổi tư duy sản xuất

Ổn định dân cư đã góp phần tăng hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh tăng theo từng năm. Tính đến cuối năm 2023, theo Báo cáo số 3556/BC-UBND ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh Cao Bằng, thu nhập bình quân trên địa bàn tỉnh đạt 41,5 triệu đồng/người/năm. Trước đó, năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh là 39,84 triệu đồng, tăng 2,66 triệu đồng so với năm 2021.

Với 95% dân số là đồng bào DTTS, thu nhập bình quân của toàn tỉnh cũng là thu nhập bình quân chung của đồng bào các DTTS tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2025, thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS bình quân mỗi năm giảm từ 4% trở lên.

Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất và sinh hoạt, tăng cường công tác an sinh xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo…, tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp hỗ trợ đồng bào DTTS mở rộng sinh kế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Các chính sách hỗ trợ không chỉ nâng cao đời sống người dân, từng bước giảm nghèo, mà quan trọng hơn là làm thay đổi tư duy sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Nguyễn Thái Hà, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, từ nguồn lực các chương trình, chính sách dân tộc, tỉnh đã chú trọng hỗ trợ đồng bào DTTS cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. 

Nhờ đó, lối sản xuất thuần nông lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ đã cơ bản được thay thế bằng phương thức canh tác mới, cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được chuyển dịch tích cực với những giống cây trồng, vật nuôi có giá trị, chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái, tập quán sản xuất của từng vùng, từng dân tộc.

“Ở vùng DTTS của tỉnh đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi tập trung và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Có thể kể đến như: Mô hình trồng cây dược liệu, phát triển cây trúc sào tại 2 huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc; trồng gừng trâu, thuốc lá, lạc hàng hóa, nuôi lợn đen tại huyện Hà Quảng; hồi, thạch đen tại huyện Thạch An; chăn nuôi trâu, bò ở huyện Bảo Lâm...”, ông Hà chia sẻ.

Một bước chuyển mới nổi bật trong bức tranh kinh tế - xã hội ở vùng DTTS tỉnh Cao Bằng những năm gần đây, là sự khởi sắc của các làng nghề truyền thống. Trước đây, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đứng trước nguy cơ mai một, biến mất. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, tỉnh Cao Bằng đã tập trung hỗ trợ khôi phục, phát triển các làng nghề qua đó vừa giữ gìn các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS của tỉnh.

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, ông Bế Văn Hùng, việc khôi phục và phát triển làng nghề; cũng đồng thời giúp tỉnh triển khai hiệu quả Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh (như: Làng nghề làm hương Phja Thắp, làng nghề làm giấy bản Quốc Dân của xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa; làng nghề làm hương thảo mộc ở xóm Nà Kéo của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng;...) đã trở thành điểm du lịch thu hút du khách.

Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh trở thành điểm du lịch thu hút du khách. (Trong ảnh: Du khách quốc tế trải nghiệm tại làng nghề làm hương Phja Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa).
Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh trở thành điểm du lịch thu hút du khách. (Trong ảnh: Du khách quốc tế trải nghiệm tại làng nghề làm hương Phja Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa)

Với các chương trình, chính sách dân tộc thiết thực và được tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện có hiệu quả, tình hình kinh tế - xã hội vùng DTTS của tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo nông thôn miền núi khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước cải thiện, công tác giảm nghèo tỉnh Cao Bằng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.

Đây là bước tiến quan trọng để Cao Bằng tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lước Công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ, trước mắt là hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 1719 trong thời gian tới.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng phấn đấu đến năm 2025 có 62 xã và 24 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 85% chiều dài các tuyến đường huyện, đường xã được nhựa hóa/bê tông hóa mặt đường; hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch; 100% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với điều kiện của người DTTS…


Tin cùng chuyên mục
Hiệu quả từ sự đồng thuận, tự giác của người dân trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiệu quả từ sự đồng thuận, tự giác của người dân trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đó là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) với nguồn lực lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Để bảo đảm tiến độ giải ngân các nguồn vốn, triển khai hiệu quả các chương trình, sự đồng thuận, phát huy nội lực của Nhân dân có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng.