Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Những chiến sĩ áo trắng trong khu vực cách ly

Tuấn Trình - 11:06, 25/02/2020

Trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, sức khỏe, sự hồi phục của bệnh nhân được đổi bằng đôi mắt đỏ vì những ngày thiếu ngủ của bác sĩ cùng đội ngũ nhân viên y tế. Họ thực sự là những “chiến sĩ”, trên mặt trận phòng chống dịch.

Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nghi nhiễm virus
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân nghi nhiễm virus

Chúng tôi có mặt tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ở Đông Anh, Hà Nội trong những ngày Dịch viêm phổi cấp Covid-19 bùng phát. Đi qua khu vực có dây barie kéo ngang với những tấm biển “Khu vực cách ly đặc biệt”, “Không phận sự miễn vào”… không ai nói với nhau câu nào! 

Tiếp chúng tôi trong căn phòng làm việc nhỏ gọn, là bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 Đông Anh với đôi mắt đỏ vì đã nhiều ngày thiếu ngủ. Bác sĩ Cấp cho hay, hầu hết đội ngũ y bác sĩ nơi đây đã trực chiến ngay từ đầu mùa dịch, chưa có lúc nào được nghỉ. Ở khoa còn có nhiều nữ điều dưỡng dọn đồ vào ở luôn trong bệnh viện để tiện chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, những ngày này nếu dùng từ rất bận hay vô cùng bận, thì cũng không thể tả đủ tình trạng công việc của đội ngũ y bác sĩ của đơn vị. Ngày cao điểm có đến hơn 200 người đến khám và làm xét nghiệm, áp lực vô cùng. Bệnh viện vừa phải căng mình theo dõi, chăm sóc những ca dương tính và phải tiếp nhận và làm xét nghiệm cho những ca nghi nhiễm; công tác an toàn cho cán bộ nhân viên, tập huấn, hướng dẫn cho các đồng nghiệp tuyến dưới cũng luôn được triển khai cùng lúc… 

Dịch viêm phổi cấp Covid-19 bùng phát kể từ trước Tết, cũng kể từ đó, “thế giới” của các chiến sĩ blouse trắng gói gọn trong những bệnh phòng của khoa cấp cứu, bị “phong tỏa” bởi những tấm biển “Khu vực cách ly”, bởi những dây barie dọc hành lang hun hút. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu, cũng chia sẻ, trân trọng những giọt mồ hôi mà họ đã rơi, những nguy cơ mà họ đã phải đối mặt. 

Chị Nguyễn Thị Dung, một nữ điều dưỡng trẻ tâm sự: Chúng em không nề hà dù công việc vất vả, với những nguy cơ rủi ro khôn lường. Tuy nhiên, cũng có lúc buồn khi không phải ai cũng hiểu về công việc này. Bạn em có người còn nói nửa đùa nửa thật rằng “khi nào hết dịch thì chúng ta lại làm bạn nhé”.

Cùng đồng hành trong “chiến dịch chống Covid-19 ” với đội ngũ y bác sĩ và nhân viên y tế còn có những công nhân vệ sinh. Dù không trực tiếp liên quan đến việc khám chữa bệnh, nhưng công việc họ lại được đánh giá là quan trọng, không thể thiếu trong chiến dịch. Tại khoa cấp cứu chỉ có 2 công nhân vệ sinh chịu trách nhiệm làm sạch tất cả những bề mặt con người có thể chạm đến. Với khối lượng công việc khổng lồ, để môi trường khám chữa bệnh luôn sạch sẽ, ngăn chặn việc virus có thể bám trên các bậu cửa, sàn nhà, thành giường, công nhân vệ sinh đã nỗ lực hết mình, mồ hôi luôn đẫm áo ngay cả trong những ngày rét giá. 

Bên trong những căn phòng cách ly đặc biệt, các bệnh nhân đã dần hồi phục, có những kết quả âm tính; đã có bệnh nhân được xuất viện. Sức khỏe, sự hồi phục của bệnh nhân được đổi bằng đôi mắt đỏ vì những ngày thiếu ngủ của bác sĩ cùng đội ngũ nhân viên y tế; đổi bằng tấm áo đẫm mồ hôi của chị lao công.

Chia tay, những “Chiến sĩ Blouse trắng” sau một buổi chiều làm việc, chúng tôi cầu mong cho dịch sớm kết thúc để họ đỡ vất vả được đón ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 với nụ cười hạnh phúc chiến thắng trên môi.

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3175/VPCP-KGVX ngày 10/5/2024 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu dược liệu. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định bảo đảm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược liệu.