Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Như Ý - 08:09, 20/04/2024

Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

(Tổng hợp) Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Bệnh than là gì?

Bệnh than là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương miệng họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa.

Nguyên nhân gây ra bệnh than là do vi khuẩn Bacillus anthracis. Loại vi khuẩn này có ở trong đất và các động vật nuôi, động vật hoang dã. Đây là một loại bệnh khá hiếm gặp, nhưng con người vẫn có thể bị dính căn bệnh này nếu tiếp xúc với những loại động vật đã bị bệnh hay những sản phẩm từ động vật đã bị nhiễm mầm bệnh mà không biết.

Bệnh than được chia làm nhiều loại, được phân chia theo từng dạng tiếp xúc, có 3 loại bệnh than chủ yếu đó là bệnh than nhiễm qua da, bệnh than nhiễm qua đường hô hấp, bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa.

Bệnh than nhiễm qua da là dạng lây nhiễm được xem phổ biến nhất, nhưng ít nguy hiểm nhất, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người có thời gian phát bệnh từ 1-7 ngày sau khi bị phơi nhiễm.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp được xem là dạng nguy hiểm nhất, vì làm ảnh hưởng đến bộ phận hô hấp của cơ thể con người, dạng này thường tiến triển trong vòng 1 tuần, nhưng cũng có thể bị mất đến 2 tháng mới phát bệnh.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa hiếm gặp nhất, dạng này thường tiến triển từ 1-7 ngày, khi sử dụng các loại thịt động vật chưa được nấu chín kỹ mà chứa mầm bệnh thì khi ăn vi khuẩn từ thịt sẽ xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.

(Tổng hợp) Những điều bạn chưa biết về bệnh than 1

Cách nhận biết bệnh than

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than phụ thuộc vào loại bệnh than gồm:

Bệnh than nhiễm qua da: Xuất hiện các u nhỏ, vết rộp và ngứa. Sưng nhẹ xung quanh miệng vết thương sưng nhẹ xung quanh và khi bệnh khởi phát đỉnh điểm thì sưng tấy. Tâm vết thương màu đen xuất hiện sau khi giảm các u nhỏ, vết rộp.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp: Sốt kèm ớn lạnh, cảm giác khó thở và khó chịu ở lồng ngực. Ho khan và cảm thấy nhói ngực khi ho, buồn nôn và nôn, thường xuyên đau bụng, đau đầu, đổ mồ hôi, nhức mỏi toàn thân, tinh thần mệt mỏi.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa: Sốt kèm ớn lạnh, cổ hoặc hạch ở cổ sưng đau, đau họng và đau khi nuốt, giọng khàn hoặc mất giọng, buồn nôn và nôn, đặc biệt là nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, lả người, mệt mỏi.

Bệnh than nhiễm qua đường kim tiêm: Các triệu chứng tương tự như bệnh than nhiễm qua da, nhưng có thể có hiện tượng nhiễm trùng sâu dưới da hay trong cơ nơi mà kim tiêm được chích vào, sốt kèm ớn lạnh, các vết rộp, u nhỏ ngứa, xuất hiện ở nơi kim tiêm được tiêm vào, vết thương trên da không đau, xuất hiện tâm màu đen sau các vết rộp hay u nhỏ, xung quanh vết thương sưng, mụn áp-xe ở sâu dưới da, trong cơ nơi mà kim tiêm được tiêm vào.

(Tổng hợp) Những điều bạn chưa biết về bệnh than 2

Cách phòng tránh bệnh than

Hiện nay, bệnh than chưa có thuốc đặc trị, nên đối với bệnh nhân mắc bệnh than thường sẽ được điều trị bằng kháng sinh qua đường uống hoặc đường truyền qua tĩnh mạch. Phương pháp điều trị này sẽ cho hiệu quả làm bệnh giảm dần và giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian nhanh nhất.

Tiêm phòng vacxin phòng bệnh than cho gia súc của gia đình để nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát của bệnh. Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh than cho người nhưng số lượng giới hạn và thường chỉ tiêm phòng cho các quân nhân phục vụ chiến đầu, những người có nghề nghiệp đặc thù thường xuyên tiếp xúc nhiều với động vật hoặc các sản phẩm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Không giết mổ, không sử dụng thực phẩm từ trâu, bò, ngựa ốm chết, không rõ nguồn gốc. Không ăn thịt khi nghi ngờ súc vật đó chết vì bệnh than.

Đối với những động vật chết cần được tiêu hủy đúng cách, sau khi chôn sâu xác động vật nên rải bột vôi kín để tẩy uế và ngăn ngừa sự lan rộng của vi khuẩn.

Khi làm việc tại các khu vực có nguy cơ cao chứa nhiều mầm bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ lao động.

Không buôn bán và sử dụng da của những súc vật nhiễm bệnh than.

Ngoài ra, để phòng ngừa cần lưu ý một số thói quen hàng ngày như vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sát khuẩn bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với động vật.

Đảm bảo ăn chín uống sôi, lưu ý các vết xước hoặc vết thương hở trên da.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời nếu nghi ngờ mắc bệnh. 

Tin cùng chuyên mục
Nhiều cách làm để giảm thiểu tảo hôn ở huyện vùng cao Lộc Bình

Nhiều cách làm để giảm thiểu tảo hôn ở huyện vùng cao Lộc Bình

Là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Lạng Sơn với trên 96% là người DTTS sinh sống, người dân vùng cao Lộc Bình vẫn còn tồn tại một số hủ tục, trong đó có tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Huyện đã và đang đẩy mạnh nhiều giải pháp nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của bà con vùng DTTS nơi đây, nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng này.