Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Những lớp học trong chùa Khmer: Học chữ - học đạo và học đời...

PV - 09:20, 24/02/2020

Những năm qua, nhiều chùa trên địa bàn Tây Nam bộ đã mở lớp dạy chữ Khmer cho học sinh nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng mẹ đẻ và những giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình.

Một lớp học trong chùa Khmer tại huyện Tiểu Cần
Một lớp học trong chùa Khmer tại huyện Tiểu Cần

Đa dạng hóa các hoạt động dạy chữ

Xã Châu Lăng, huyện miền núi Tri Tôn, tỉnh An Giang có 2.372 hộ đồng bào Khmer sinh sống với số nhân khẩu chiếm trên 65% dân số của xã. Nhu cầu học tiếng, học chữ Khmer của bà con rất lớn. Để đáp ứng nguyện vọng đó, từ nhiều năm nay, Chùa Chi Ka Êng Krom, ấp Tà On trong xã tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho các em học sinh người Khmer trong dịp hè. 

 Tại Chùa, các em học sinh không chỉ học tiếng, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc Khmer, mà còn được tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, lại được chăm lo khá chu đáo về dinh dưỡng. Vì thế, ngày càng có nhiều học sinh là con em dân tộc Khmer tham gia các lớp học. Các phật tử trong các phum, sóc ủng hộ nhà chùa sách, vở, dụng cụ học tập. Đứng lớp giảng dạy là các sư, sãi tu tập nhiều năm trong chùa và từng được tập huấn về nghiệp vụ sư phạm. Sư thầy Chau Đô Rone, một người trực tiếp tham gia giảng dạy, cho biết: Năm nay có khoảng 50 em theo học các lớp khác nhau. Các lớp được phân theo trình độ, từ lớp 1, 2, 3. Để các em học sinh dân tộc dễ tiếp thu, một số bài giảng được soạn thành các bản nhạc có vần điệu”. 

Để các em thi đua và có động lực học tập, cuối khóa học, chùa xếp loại, có phần thưởng nhằm động viên những em đạt kết quả tốt, như: Tặng xe đạp, sách vở, đồ chơi cho các em. 

 Học chữ để sống tốt đời,đẹp đạo

Chùa Kal Bopruk, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cũng đã tổ chức dạy chữ Khmer hơn 15 năm qua. Đối tượng học chữ ngoài con em đồng bào Khmer, còn có cả cán bộ dân tộc Kinh theo học. Ngày thường, có khoảng 100 học viên theo học. Dịp nghỉ hè, người theo học tăng lên gấp đôi. Hòa thượng Chau Chanh, trụ trì Chùa Kal Bopruk cho biết: Hè 2019 vừa qua, Chùa mở tới 7 lớp học, gồm 5 lớp tiếng Khmer từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 lớp Sơ cấp Paly cho 160 học viên, trong đó có cả cán bộ người Kinh theo học.

Huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh có dân số 112.363 người với 29.027 hộ, trong đó hộ đồng bào Khmer chiếm 30,24%. Thượng tọa Kim Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Tiểu Cần cho biết: Toàn huyện có 15 chùa Phật giáo Nam Tông Khmer, với 303 vị sư. Các chùa đều mở lớp dạy chữ Khmer cho các Acha và con em phật tử tu học. Số học sinh theo học 5 năm qua lên tới 10.161 em. 

Ngoài sử dụng giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các sư còn sử dụng những quyển kinh phật bằng tiếng Khmer để thuyết giảng, như một phương pháp học đạo nhằm giúp học viên thấm nhuần tinh thần “sống tốt theo đạo và đời”. “Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Ban Quản trị các chùa thường xuyên vận động phật tử hỗ trợ đồ dùng dạy học, xe đạp để tặng cho học sinh có thành tích tốt, giúp các em hứng khởi, yên tâm đi học”, Thượng tọa Kim Mạnh cho biết. 

Hoạt động dạy chữ Khmer trong các chùa trên địa bàn Tây Nam bộ luôn được sự ủng hộ, khuyến khích từ chính quyền địa phương và đồng bào phật tử, cả về tinh thần cũng như các hình thức hỗ trợ vật chất, kinh phí. Nhờ vậy, tinh thần học tập và ý thức của đồng bào Khmer trong việc tham gia giữ gìn chữ viết, bản sắc truyền thống dân tộc trên địa bàn Tây Nam bộ ngày càng nâng cao. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.