Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Những người đàn bà đi sau lưng ngựa

Nguyệt Anh - 15:18, 27/07/2021

Đàn bà Mông quan niệm lấy chồng thì phải thương chồng hơn thương tấm thân mình, vì chồng mà sống. Thế nên người mẹ đi sau lưng ngựa đưa chồng say khướt trở về sau mỗi buổi chợ phiên.


Cặp vợ chồng người Mông vùng Cao nguyên đá Hà Giang từ chợ phiên trở về nhà
Cặp vợ chồng người Mông vùng Cao nguyên đá Hà Giang từ chợ phiên trở về nhà

Lên các chợ phiên và bản làng ở vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), nhiều người miền xuôi và khách du lịch phương Tây rất ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh người đàn ông dân tộc Mông say khướt nằm chèo queo bên vệ đường, bên cạnh là người vợ nhẫn nại ngồi che ô cho chồng, chờ chồng tỉnh rượu để dìu về bản. Hay hình ảnh người chồng say rượu nằm vắt vẻo trên lưng ngựa, phía sau là người vợ đeo lù cở (gùi) nắm đuôi ngựa lặng lẽ bước về nhà. Hình ảnh này được các du khách thu vào ống kính máy ảnh, tạo nên một nét chấm phá độc đáo cho bức tranh văn hóa vùng cao nguyên đá Hà Giang.

Hình ảnh chỉ thấy ở vùng cao
Hình ảnh chỉ thấy ở vùng cao

Những người đàn bà Mông đi sau lưng ngựahọ cảm thấy hạnh phúc khi có một ông chồng say khướt, lặng giấc bên bàn rượu. Họ vui vì chồng mình được nhiều người quý mến, có nhiều bạn bè tâm giao, nhiều người mời rượu. Người vùng cao quan niệm, có sống thật với nhau mới cầm lên chén rượu ủ chín trong lòng đá núi. Thương nhau thì uống thật lòng. Mỗi chén rượu đưa lên miệng là cả tấm lòng chân thành họ dành cho nhau. Thế nên họ vui vì say, tự hào vì có những người bạn cùng uống, cùng say cho đến lịm giấc nằm vạ vật bên vệ đường. Có lẽ từ suy nghĩ mộc mạc, chân thật đó nên những người đàn ông Mông luôn an tâm khi có người vợ thấu hiểu họ, kiên trì, nhẫn nại chờ họ tỉnh cơn say sau mỗi buổi chợ phiên để dìu họ về nhà.

Đàn bà Mông quan niệm lấy chồng thì phải thương chồng hơn thương tấm thân mình, vì chồng mà sống. Thế nên người mẹ đi sau lưng ngựa đưa chồng say khướt trở về sau mỗi buổi chợ phiên. Rồi con gái lớn lên cũng lại lững thững đưa chồng say khướt vượt núi trở về nhà. Tình yêu thương vô điều kiện cùng đức tính nhẫn nại, cam chịu đến tận cùng đó có lẽ nay chỉ còn phổ biến ở xã hội người Mông ở vùng cao miền núi phía Bắc mà thôi.


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.