Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Những người “giữ lửa và truyền lửa”

Hà Minh Hưng - 18:03, 19/06/2023

Trong cộng đồng các DTTS ở vùng cao Lai Châu, các Nghệ nhân dân gian chính là những người nắm giữ di sản của dân tộc mình. Họ có đóng góp rất quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy các giá trị văn hóa dân tộc cho thế hệ hôm nay.

Bất cứ độ tuổi nào, chỉ cần yêu hát Then - đàn Tính muốn học là Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Sơi sẵn sàng chỉ dạy tận tình.
Bất cứ độ tuổi nào, chỉ cần yêu hát Then - đàn Tính muốn học là Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Sơi sẵn sàng chỉ dạy tận tình.

Ở Than Uyên, người được bà con tin tưởng gửi lời thỉnh cầu vào ngày làm lý cho hạt thóc xuống đồng trong Lễ hội “Lùng tùng” (hay còn gọi là Lồng tồng) chính là Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Sơi.

Là người tâm huyết với văn hóa dân tộc, nhiều năm qua, Nghệ nhân Ưu tú Lò Văn Sơi đã dành bao tâm huyết khởi xướng, giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật hát Then - đàn Tính. Ông đứng ra thành lập CLB hát Then - đàn Tính hơn 10 năm nay. CLB có hơn 20 thành viên tham gia sinh hoạt thường xuyên.

Không chỉ truyền dạy hát Then - đàn Tính, nghệ nhân Lò Văn Sơi còn đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn các làn điệu Then cổ của dân tộc mình. Ông dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, viết sách về văn hóa Thái và chế tác đàn Tính. Nhiều cuốn sách của ông đã được xuất bản với số trang đồ sộ, được ví như “từ điển” về văn hóa Thái như: “Then Thái Lai Châu; Tập tục xây dựng bản Mường…”.

Còn tại bản Seo Hai, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, Nghệ nhân Ưu tú Hù Cố Xuân, dân tộc Si La là người nắm giữ nhiều làn điệu dân ca cổ của dân tộc mình. Trong nhiều năm qua, bà Hù Cố Xuân đã tập hợp mọi người lại cùng diễn xướng những vũ điệu, dân ca truyền thống.

Không chỉ hát, múa các làn điệu cổ, bà Xuân cùng các bậc cao niên trong bản còn biết cải biên, đặt lời mới cho dân ca dân tộc mình. Từ đây, nhiều bài hát, điệu múa mới dựa trên chất liệu dân ca Si La phù hợp cuộc sống mới như: “Hát ru đêm trăng”, “Múa mừng ngày mùa”, “Múa mừng bản mới”…

Nghệ nhân Ưu tú Hù Cố Xuân hằng ngày vẫn cần mẫn truyền dạy cho lớp trẻ các làn điệu dân ca Si La.
Nghệ nhân Ưu tú Hù Cố Xuân hằng ngày vẫn cần mẫn truyền dạy cho lớp trẻ các làn điệu dân ca Si La.

Các bài hát ra đời được bà con hân hoan đón nhận và tại nhà văn hóa bản, Đội văn nghệ Can Hồ được mọi người trông đợi hằng đêm. Được bà con ủng hộ, bà Xuân cùng Đội Văn nghệ không ngừng sáng tác, giàn dựng nhiều tiết mục múa mới trình diễn ngay tại sân khấu bản để người dân thưởng thức. Nhiều tiết mục của Đội Văn nghệ Can Hồ đã tham gia tại các cuộc giao lưu dân ca trong và ngoài tỉnh.

Không chỉ say mê truyền dạy những làn điệu dân ca truyền thống, bà Xuân còn cộng tác với các thành viên Bảo tàng Văn hóa và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, tham gia nghiên cứu, biên soạn, xuất bản nhiều công trình văn hóa có giá trị về người Si La ở Lai Châu.

Từ những cống hiến trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa phi vật thể của dân tộc, tháng 3/2019, các nghệ nhân Hù Cố Xuân, Lâm Văn Điện vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. 

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.