Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Ninh Thuận: Bước tiến dài trên chặng đường giảm nghèo

Thành Nhân - 10:35, 01/06/2020

Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập, khi đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 28,13%, đến nay tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 6,74%. Đây là một bước tiến đáng ghi nhận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

Tỉnh Ninh Thuận tập trung đầu tư cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn, miền núi
Tỉnh Ninh Thuận tập trung đầu tư cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra diện mạo mới cho khu vực nông thôn, miền núi

Địa phương đạt kết quả khả quan nhất trong công tác giảm nghèo của tỉnh Ninh Thuận là huyện Bác Ái. Với đặc thù miền núi, nằm trong 64 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, đồng bào DTTS chiếm 87%, gần 30 năm trước, tỷ lệ hộ nghèo ở Bác Ái chiếm đến 66,72% tổng số hộ. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, đến nay Bác Ái đã có sự đổi thay rõ rệt.

Trong 5 năm qua, huyện Bác Ái đã thu hút đầu tư về phát triển các dự án năng lượng mặt trời, chế biến thức ăn gia súc và phát triển các loại cây trồng như: Bưởi da xanh, sầu riêng, thanh long, chuối Nam Mỹ, dưa lưới... theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đầu tư vào nền kinh tế hơn 1.230 tỷ đồng vốn ngân hàng; 500 tỷ đồng vốn Chương trình 30a và hơn 1.100 tỷ đồng từ các nguồn huy động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, công trình phúc lợi xã hội... 

Đây là nguồn lực quan trọng giúp cho huyện Bác Ái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt trên 15%; cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển. Đến nay 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm; tỷ lệ đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc cấp phối đạt 98,9%; trên 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người 17,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 giảm còn 34,25%, hộ cận nghèo giảm còn 10,96%.

Ông Hồ Xuân Ninh, Chủ tịch UBND huyện Bác Ái chia sẻ: Từ một huyện có tỷ lệ nghèo rất cao, đời sống của đồng bào hết sức khó khăn, kết cấu hạ tầng thiếu, xuống cấp, nhưng đến nay diện mạo kinh tế - xã hội của huyện đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm cao hơn các địa phương khác trong tỉnh; các tệ nạn xã hội, các hủ tục lạc hậu đã được đẩy lùi, xóa bỏ; bản sắc văn hóa được giữ gìn, phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố. 

“Tuy nhiên, so với các địa phương khác, Bác Ái vẫn còn nhiều khó khăn, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát huy nội lực, chuyển đổi sinh kế cho đồng bào, đẩy mạnh kết hợp khai thác tiềm năng du lịch với khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, nhằm đưa Bác Ái từng bước phát triển bền vững”, ông Ninh cho biết.

Cũng như huyện Bác Ái, các địa phương trong tỉnh Ninh Thuận đã quyết liệt triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 28,13% (năm 1992, chuẩn nghèo đơn chiều) xuống còn 6,74%, theo chuẩn nghèo đa chiều.

Ông Hà Anh Quang, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận cho biết, dấu mốc quan trọng đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo là nhờ thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Từ đó tỉnh cũng đã kết hợp nhiều nguồn vốn để hỗ trợ hộ nghèo, tạo sinh kế để người nghèo tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, nhất là các chủ trương về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm và các chính sách khác đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống người dân.

Tin cùng chuyên mục
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Bắc Kạn để phát triển du lịch

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Bắc Kạn để phát triển du lịch

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS; coi đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần gắn kết cộng đồng và phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân từ du lịch. Do vậy, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực để Bắc Kạn hiện thực hóa điều này.