Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Tạo động lực cho đồng bào vượt khó vươn lên

Nghĩa Hiệp - 11:28, 27/05/2020

Huyện Kim Bôi (Hòa Bình) những năm trước đây từng là “huyện 30a” với điều kiện kinh tế - xã hội (KT-XH) hết sức khó khăn. Nhờ những nỗ lực không ngừng trong thực hiện công tác dân tộc, trong giai đoạn 2015 - 2020, KT-XH vùng đồng bào DTTS của huyện đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của người dân được nâng lên.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Kim Bôi hướng dẫn thành viên HTX Nông nghiệp xanh Kim Bôi mô hình nuôi ong sáp trong nông nghiệp xanh
Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Kim Bôi hướng dẫn thành viên HTX Nông nghiệp xanh Kim Bôi mô hình nuôi ong sáp trong nông nghiệp xanh

Toàn huyện Kim Bôi, có 27.232 hộ dân, trong đó trên 90% là hộ đồng bào DTTS, trong đó có hơn 90% là hộ nghèo. Hình thức sản xuất của người dân chủ yếu là nông nghiệp truyền thống, tự cung, tự cấp. Trước những khó khăn đó, lãnh đạo huyện Kim Bôi xác định đặt mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, giảm nghèo bên vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Trong đó, lấy giải pháp trọng tâm là hỗ trợ người dân đầu tư phát triển sản xuất. Trong 5 năm (2014 - 2019), huyện đã kết hợp thực hiện NTM với nhiều dự án, trong đó có Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135. Dự án này đã đầu tư tổng nguồn vốn trên 26 tỷ đồng để hỗ trợ trên 15,5 nghìn hộ trên toàn huyện.

Ông Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, cho biết: “Giai đoạn 2015 - 2019, huyện đã tổ chức tập huấn chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ giống lúa, ngô, cây ăn quả, phân bón cho gần 80 hộ; xây dựng 31 lượt mô hình sản xuất cho Nhân dân với hơn 4.200 hộ tham gia; hỗ trợ máy móc, thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất cho 3.500 hộ… Đặc biệt, các đối tượng thụ hưởng chủ yếu là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS. Do đó, đã tạo chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo động lực giúp đồng bào vượt khó vươn lên”.

Từ những hộ nông dân đơn lẻ, được hướng dẫn kỹ thuật, định hướng mô hình sản xuất theo hướng trồng màu, huyện Kim Bôi đã thành lập nhiều mô hình kinh tế hoạt động dưới hình thức Hợp tác xã (HTX) liên kết sản xuất, tạo chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH). Qua đó phát triển ổn định 21 HTX, 15 trang trại, và 1 nông trại.

Bên cạnh đó, huyện cũng kêu gọi Nhân dân hiến đất, góp công, góp của trong việc xây dựng hạ tầng giao thông, nhà văn hóa, kết hợp với làm du lịch văn hóa, kêu gọi đầu tư các khu nghỉ dưỡng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến thăm quan. Các công trình đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, khi hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, bảo đảm chất lượng và phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

Tính đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm xuống còn dưới 14,7%; 100% đường huyện, đường đến trung tâm các xã trong huyện và 70% đường trục thôn, bản, liên thôn, bản trên địa bàn huyện được nhựa hóa, bê tông hóa; đời sống người dân được cải thiện rõ rệt; mức thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/năm. Trong những năm tới, huyện Kim Bôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, gắn với CNH-HĐH, khai thác du lịch văn hóa bản sắc dân tộc trên địa bàn, hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu.

Nhờ những nỗ lực không ngừng trong thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2015 - 2020, từ một “Huyện 30a”, huyện Kim Bôi đã “thay màu áo” mới cho vùng DTTS. Công tác dân tộc của huyện đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận. Năm 2019, Chủ tịch nước đã tặng Huân chương Lao động hạng III cho Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc giai đoạn 2014 - 2019.

Tin cùng chuyên mục
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.