Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Ninh Thuận ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, chăm lo đời sống đồng bào DTTS

Minh Thu (thực hiện) - 11:42, 10/11/2021

Đó là khẳng định của ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đại biểu Quốc hội khóa XV, khi trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển bên lề Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.

Ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đại biểu Quốc hội khóa XV
Ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đại biểu Quốc hội khóa XV

Xin ông cho biết tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh Ninh Thuận trong những tháng đầu năm 2021. Những thách thức đặt ra trong việc phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có diễn biến phức tạp?

Ông Trần Quốc Nam: 9 tháng đầu năm 2021, KT-XH trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận tiếp tục ổn định, một số lĩnh vực có chuyển biến tích cực trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. GRDP tăng khá 9,45% thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất cả nước. Công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách và hộ nghèo được thực hiện tốt hơn…

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Ninh Thuận vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. KT-XH của tỉnh chịu tác động của đại dịch Covid-19, các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp chế biến, may mặc giảm sâu; cơ cấu lại nền kinh tế, nhất là cơ cấu lại từng ngành lĩnh vực còn chậm, chưa đạt yêu cầu; quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Ninh Thuận là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, thường xuyên xảy ra thiên tai, hạn hán; nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu chi, nguồn lực đầu tư cho phát triển còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn và toàn diện đến KT-XH của tỉnh.

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025. Tỉnh Ninh Thuận đón nhận tin vui này như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Quốc Nam: Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm đến vùng DTTS và miền núi. Đây là công tác xuyên suốt nhiều giai đoạn mà từ Trung ương đến các địa phương đều dành sự quan tâm đặc biệt cho bà con, để phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi một cách bền vững. Tôi tin tưởng rằng, Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ là cơ sở quan trọng để Ninh Thuận tiếp tục hỗ trợ đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư về nguồn nhân lực cho bà con DTTS và miền núi tiếp tục thoát khỏi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và phát triển bền vững. Mỗi vùng đồng bào DTTS đều có đặc thù riêng, mỗi vùng DTTS phát triển, thì cả đất nước sẽ phát triển vững bền trong tương lai.

Lễ hội Kate của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh minh họa, chụp trước khi có dịch Covid-19 )
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh minh họa, chụp trước khi có dịch Covid-19 )

Để triển khai hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận có những giải pháp cụ thể như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Quốc Nam: Tỉnh Ninh Thuận đã có kế hoạch rất chi tiết, đã chuẩn bị sẵn sàng để triển khai thực hiện Chương trình. Không chỉ riêng Ninh Thuận, mà vùng DTTS của cả nước đều mong đợi việc này, sẵn sàng với tinh thần trách nhiệm nhất, quyết tâm nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho Nhân dân. Chúng tôi đặt mục tiêu cụ thể về giảm tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mục tiêu Chính phủ đề ra. Cụ thể, Ninh Thuận đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5 - 2%/năm.

Ngoài ra, Ninh Thuận sẽ bổ sung nguồn lực của địa phương ưu tiên cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chú trọng việc lồng ghép các nguồn lực đầu tư tổng hợp, tránh chồng chéo, phát huy hiệu quả nhất nguồn lực đầu tư. Ưu tiên đầu tư cho khu vực miền núi, chăm lo nâng cao đời sống của người DTTS, không để ai bị bỏ lại phía sau là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Tỉnh Ninh Thuận cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư để thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi một cách bền vững. Trọng tâm của tỉnh là phát triển đồng bộ hệ thống kết nối hạ tầng KT-XH, nhất là hạ tầng nông thôn và liên kết vùng; hỗ trợ sản xuất gắn với giải quyết việc làm; hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm dân tộc; tạo điều kiện cho các hộ đồng bào DTTS, người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường để phát triển kinh tế…

Xin cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.