Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Hà Minh Hưng - 19:21, 16/04/2024

Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.

Tân Uyên là một vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế với khí hậu trong lành, mát mẻ phù hợp với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là thổ nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho cây chè phát triển. Với diện tích gần 3.400ha chè, trong đó diện tích chè kinh doanh đạt gần 3.100ha, năng suất chè búp tươi bình quân đạt hơn 8,5 tấn/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 30 nghìn tấn/năm, tương ứng 5.800 tấn chè búp khô các loại; mang về nguồn thu hơn 200 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho khoảng 7.000 lao động địa phương.

Cây chè trở thành cây mũi nhọn không chỉ giúp người nông dân Tân Uyên xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế mà còn đóng góp rất lớn để huyện Tân Uyên vươn lên thành huyện nông thôn mới của Lai Châu.

Ngay từ sáng sớm đông đảo người dân, du khách đã tập trung về vùng chè xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên để xem cuộc thi hái, sao chè của bà con nông dân.
Ngay từ sáng sớm đông đảo người dân, du khách đã tập trung về vùng chè xã Phúc Khoa huyện Tân Uyên để xem cuộc thi hái, sao chè của bà con nông dân.
Ban Giám khảo thông qua thể lệ thi. Theo đó, thời gian thi 25 phút, các thí sinh phải hái chè nhanh và phải đạt tiêu chuẩn 1 tôm 2 - 3 lá, búp chè tươi, không để búp chè gãy, hoặc dập nát.
Ban Giám khảo thông qua thể lệ thi. Theo đó, thời gian thi 25 phút, các thí sinh phải hái chè nhanh và phải đạt tiêu chuẩn 1 tôm 2 - 3 lá, búp chè tươi, không để búp chè gãy, hoặc dập nát.
Thí sinh chỉ được hái chè trong hàng của mình, chỉ dùng 2 tay không dùng liềm, dao, máy móc để hái chè.
Thí sinh chỉ được hái chè trong hàng của mình, chỉ dùng 2 tay không dùng liềm, dao, máy móc để hái chè.
Các thí sinh trong trang phục truyền thống nhanh tay hái chè.
Các thí sinh trong trang phục truyền thống nhanh tay hái chè.
Niềm vui trong lao động tạo nên nét đẹp riêng có.
Niềm vui trong lao động tạo nên nét đẹp riêng có.
Ban Giám khảo kiểm tra kỹ thuật hái chè và chấm điểm phần thi hái chè tại các luống chè.
Ban Giám khảo kiểm tra kỹ thuật hái chè và chấm điểm phần thi hái chè tại các luống chè.
Chè được tập kết, cân trọng lượng sau khi hái ngay tại đầu luống.
Chè được tập kết, cân trọng lượng sau khi hái ngay tại đầu luống.
Chè được sao theo phương pháp truyền thống.
Chè được sao theo phương pháp truyền thống.
Để cho ra những cánh chè xoắn, đẹp khâu vò chè cũng khá quan trọng.
Để cho ra những cánh chè xoắn, đẹp khâu vò chè cũng khá quan trọng.
Sao chè trên chảo gang đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và cả kỹ thuật…
Sao chè trên chảo gang đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm và cả kỹ thuật…
Chè sao đạt sẽ được sàng loại bỏ chè cám.
Chè sao đạt sẽ được sàng loại bỏ chè cám.
Sản phẩm ra lò là những cánh chè khô.
Sản phẩm ra lò là những cánh chè khô.
Niềm vui, hạnh phúc khi những thành quả của người nông dân vùng chè tao ra các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Niềm vui, hạnh phúc khi những thành quả của người nông dân vùng chè tạo ra các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.