Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nông nghiệp công nghệ cao- Bệ phóng cho các HTX phát triển

Hoàng Quý - 13:25, 14/12/2020

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát huy hiệu quả của các Hợp tác xã (HTX) trong canh tác nông nghiệp gắn liền với khoa học công nghệ. Trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi.

Du khách thăm quan vườn dâu tây của HTX rau quả Thắng Lợi
Du khách thăm quan vườn dâu tây của HTX rau quả Thắng Lợi

Đến năm 2020, toàn tỉnh Lào Cai đã có 72 chuỗi liên kết sản xuất, đóng góp lớn vào quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường tại địa phương. Theo đó, đã có 52 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ ba sao trở lên, trong đó có 19 sản phẩm được cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ.

Hợp tác xã (HTX) rau quả Thắng Lợi, tại xã Sa Pả (huyện Sa Pa) là một trong những điển hình trong khu vực kinh tế hợp tác của tỉnh Lào Cai. HTX đã tạo được chỗ đứng vững vàng trên thị trường nhờ sản phẩm rau được trồng và chăm sóc theo hướng nông nghiệp hữu cơ.

Bà Đỗ Thị Kim Dung, Giám đốc HTX rau quả Thắng Lợi chia sẻ: “Ngay từ khi thành lập, HTX đã định hướng phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp với phát triển du lịch. Trong đó, sản phẩm chủ lực là trồng dâu tây và cà chua kết hợp với dịch vụ cho khách du lịch thăm quan”.

Theo đó, HTX tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Tất cả các luống dâu tây được trồng trên giá, cách mặt đất 1 m để tránh ẩm mốc, giúp cây khô thoáng và hạn chế nấm, bệnh. Do trồng hoàn toàn trong hệ thống nhà lưới kiên cố, nên HTX bảo đảm dù mưa hay các loại côn trùng cũng không thể vào, sẽ không phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, tất cả các cây dâu được trồng bằng giá thể đã qua xử lý, luống dâu được phủ một lớp nilon ngăn cỏ giúp cây sinh trưởng tốt. Ngoài ra, HTX còn nuôi thêm ong trong nhà lưới để tăng cường thụ phấn cho cây.

Được biết, với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng, HTX đã xây dựng 2,5 ha khung nhà màng, trang bị hệ thống tưới nước tự động, hệ thống giá trồng cây, hệ thống lọc nước, đèn led…Theo thời vụ, HTX sản xuất những sản phẩm nông nghiệp chất lượng như dâu tây, dưa lưới, cà chua, dưa pepino, dưa chuột…

“Nhờ sản xuất khoa học, không chỉ là "điểm tựa" các thành viên, HTX còn tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động ở địa phương, thu nhập bình quân khoảng 5.5 triệu đồng/người/tháng”, bà Đỗ Thị Kim Dung chia sẻ thêm.

Người dân ở HTX Thắng Lợi hướng dẫn du khách chọn lựa dâu tây
Người dân ở HTX Thắng Lợi hướng dẫn du khách chọn lựa dâu tây

HTX rau quả Thắng Lợi, là một trong hàng chục mô hình HTX tiêu biểu của tỉnh Lào Cai khi áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, cùng với hoạt động hiệu quả của các HTX, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã hình thành nhiều vùng chuyên canh cho thu nhập khá cao như: lợn Mường Khương, lúa Séng Cù, su su Sa Pa… Song song với việc quy hoạch vùng sản xuất, tỉnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp theo hướng áp dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường.

Theo ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, hiện toàn tỉnh có hơn 2.700 ha sản xuất ứng dụng công nghệ cao, giá trị sản xuất đạt 260 triệu đồng/ha, chiếm 9,02% trong tổng giá trị nông nghiệp toàn tỉnh, cao hơn 3 lần so với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã thu hút 52 doanh nghiệp, HTX tham gia đầu tư trong hầu hết lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh tổng hợp.

Cùng với đó, tỉnh đang tập trung nguồn lực và chương trình hỗ trợ vào 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực đặc hữu có giá trị kinh tế cao là: Chè, quế, gạo chất lượng cao, dược liệu, rau trái vụ, cây ăn quả ôn đới, gia súc, gia cầm, cá nước lạnh; đồng thời, tiếp tục mở rộng diện tích một số cây trồng đã có thị trường như cây xả, cây gai xanh, cây dâu tằm... 


Tin cùng chuyên mục
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.