Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nhịp cầu nhân ái

Ông giáo già dạy bơi miễn phí cho học sinh

PV - 10:32, 17/06/2019

Những cái chết do đuối nước vẫn diễn ra hằng ngày, mặc dù các cơ quan truyền thông đại chúng đã nhiều lần cảnh báo. Nhưng cứ đến mùa hè lại tái diễn những trường hợp đuối nước thật thương tâm. Chính điều này đã thôi thúc ông giáo Nguyễn Văn Kỷ bỏ tiền túi xây bể và dạy bơi miễn phí cho các cháu học sinh.

Được dạy bơi cho các cháu nhỏ là niềm vui của ông Kỷ mỗi ngày. Được dạy bơi cho các cháu nhỏ là niềm vui của ông Kỷ mỗi ngày.

Ông giáo Nguyễn Văn Kỷ (SN 1947), vốn là thầy giáo dạy môn Địa lý ở Trường THPT Nguyễn Huệ, TP. Tam Điệp (Ninh Bình). Sau 21 năm công tác, năm 2007 ông Nguyễn Văn Kỷ về hưu và ông quyết định về nơi “chôn rau cắt rốn” là thôn Tân Mỹ, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư sinh sống.

Năm 2011, ông Kỷ xây dựng căn nhà để hai vợ chồng có chỗ sinh hoạt, cũng là nơi để thờ tự tổ tiên, con cái đi xa có chỗ về sum vầy. Trong bản thiết kế ngôi ông đã dành phần đất rộng gần 50m2, xây dựng một bể bơi khang trang, đầy đủ trang thiết bị không kém gì một bể bơi dịch vụ. Chiếc bể ông làm cũng được gia cố nền, đổ bê tông kiên cố, lát gạch men sáng bóng.

Mục đích ban đầu, ông Kỷ chỉ nghĩ xây bể để phục vụ gia đình. Thế nhưng, khi theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông thấy tình trạng trẻ em đuối nước nhiều khiến ông rất buồn và lo lắng đối với những đứa trẻ ở vùng quê. Mỗi dịp hè, trẻ em ở nông thôn thường ra ao, hồ tắm mát, mặc dù bị bố mẹ cấm bởi ao tù nước đọng, cộng với ô nhiễm nguồn nước do chất thải và thuốc trừ sâu… Nhiều trẻ em lại không biết bơi, vì thế không may sơ xuất là dẫn đến đuối nước. Thực tế cho thấy cứ mùa hè đến ở nhiều địa phương đã xảy ra rất nhiều vụ đuối nước thương tâm.

Bao đêm trăn trở, mất ngủ bởi hình ảnh những đứa trẻ đẹp như thiên thần bị Hà Bá cướp đi tính mạng. Nghĩ rồi ông Kỷ bàn với vợ là bà Đinh Thị Thanh: “Tôi muốn qua các gia đình trong xóm, làng “nịnh” trẻ em đến bể bơi nhà mình tắm và dạy chúng bơi”. Thấu hiểu được ý của chồng, bà Thanh đồng ý ngay. Ban đầu, nhiều gia đình cũng như các cháu nhỏ còn ngại ngùng, nhưng sau được sự giúp đỡ tận tình của ông Kỷ mọi người đã hồ hởi tham gia. Và cứ mùa hè đến, các phụ huynh lại đưa con, em đến bể nước nhà ông Kỷ xin tắm và nhờ ông dạy bơi ngày một đông hơn. Có những ngày thứ Bảy, Chủ Nhật bể bơi nhà ông Kỷ tiếp đón hàng chục cháu nhỏ. Ông Kỷ trở nên bận rộn nhưng lại rất vui với công việc hữu ích của mình. Nhiều em, chỉ qua ít ngày được ông dạy đã bơi thành thạo trong bể mà không cần đến các phao bơi hỗ trợ.

Gần 10 năm trôi qua, ông Kỷ cũng không nhớ nổi mình đã dạy bao nhiêu em nhỏ biết bơi. Ông chỉ thấy hạnh phúc và yên tâm hơn khi các học trò biết bơi thành thạo. Ông Kỷ chia sẻ: “Trong tất cả các môn thể thao, bơi lội là môn rèn luyện sức khỏe tốt nhất. Vì thế, dù 72 tuổi tôi vẫn khỏe và dẻo dai như này. Được dạy bơi cho các cháu là niềm vui mỗi ngày và tôi càng hạnh phúc hơn khi các cháu biết bơi để không còn lo bị đuối nước”.

Ngồi trên, ngắm nhìn cậu con trai 11 tuổi đang được ông Kỷ chỉ dạy từng động tác bơi, chị Lê Thúy tâm sự: “Ở vùng nông thôn chúng tôi suốt ngày bận rộn với đồng ruộng, chẳng có thời gian đâu mà dạy cho con học bơi, hầu hết là các cháu tự tắm ở ao, hồ rồi tự học bơi, nên nguy cơ đuối nước là rất cao. Thật may khi xóm tôi có ông giáo làng tốt bụng dạy bơi cho con tôi. Gia đình rất trân trọng và cảm ơn ông giáo nhiều lắm”.

Ông Phạm Ngọc Hinh, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Mỹ nhìn nhận, việc cho các cháu nhỏ tắm miễn phí và dạy bơi miễn phí của ông Kỷ là việc làm hết sức ý nghĩa. Chính quyền địa phương luôn mong muốn ông Kỷ có sức khỏe tốt để cống hiến và giúp cho nhiều trẻ em hơn nữa.

TUẤN TRÌNH

Tin cùng chuyên mục
Trao tặng tủ sách nhân ái cho các em học sinh vùng cao

Trao tặng tủ sách nhân ái cho các em học sinh vùng cao

Với mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thế hệ trẻ thông qua hành trình lan tỏa văn hóa đọc và tăng cường tiếp cận tri thức, Công ty TNHH Thiết kế thương mại DLS đã trao tặng tủ sách nhân ái đến 28 trường tiểu học miền núi tại 2 huyện miền núi Yên Minh (Hà Giang), Quan Sơn (Thanh Hóa).