Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo

“Phật giáo Nghệ An - Sáng mãi cùng quê hương xứ Nghệ”

An Yên - 08:35, 03/05/2025

Suốt tiến trình phát triển, với tinh thần từ bi, trí tuệ, hòa hợp, hướng thiện và nhập thế, Phật giáo xứ Nghệ đã luôn đồng hành và đóng góp tích cực cùng sự phát triển của quê hương. Tinh thần đó của giáo lý nhà Phật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để mỗi tín đồ, Phật tử tích cực thực hiện hoạt động Phật sự “ích đạo lợi đời” bằng những việc làm, hành động cụ thể.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An phát động ủng hộ đồng bào phía Bắc bị bão lũ năm 2024
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An phát động ủng hộ đồng bào phía Bắc bị bão lũ năm 2024

Hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An có khoảng 150.000 tín đồ phật tử; 75 chùa và 1 niệm Phật đường; trong đó có 49 chùa đã có sư trụ trì ở 14 huyện, thành, thị (Diễn Châu, TP. Vinh, Nghi Lộc, Nam Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Cửa Lò, Đô Lương, Hoàng Mai, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Tân Kỳ); 109 tăng, ni, tu sĩ.

Đồng hành cùng dân tộc, đồng hành cùng quê hương, những năm qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Nghệ An đã thường xuyên phối hợp với chính quyền, đoàn thể ở các địa phương tổ chức lễ cầu an, cầu siêu tri ân trong các ngày lễ trọng của dân tộc, của tỉnh; phối hợp các ban, ngành cấp tỉnh vận động phật tử tham gia các phong trào thi đua yêu nước do các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể phát động.

Ghi nhận những thành tựu của Phật giáo Nghệ An, Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 5 cá nhân thuộc Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An; Chủ tịch UBND tỉnh cũng tặng Bằng khen cho 15 cá nhân, 6 tập thể; Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng tặng Bằng khen cho 4 tập thể, 7 cá nhân. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An cũng đã được Thường trực Tỉnh ủy tặng bức trướng “Đoàn kết, hòa hợp, phụng đạo, yêu nước, đồng hành cùng dân tộc” và được UBND tỉnh tặng bức trướng “Phật giáo Nghệ An - sáng mãi cùng quê hương xứ Nghệ”.

Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An cho biết: Ban Trị sự luôn động viên tăng, ni, phật tử phát huy tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật và truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, hoàn thành xuất sắc công tác an sinh xã hội, phúc lợi cộng đồng.

Phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” của GHPGVN đã là đường hướng, là kim chỉ nam để Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An vận động các chùa, tăng, ni, phật tử xây dựng và phát huy đời sống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng lành mạnh. Đội ngũ tăng, ni, phật tử của GHPGVN tỉnh Nghệ An luôn tin tưởng và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tỉnh nhà.

Đặc biệt, phát huy tinh thần từ bi cứu khổ của Đạo Phật và truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, tăng, ni, phật tử luôn tích cực trong công tác từ thiện nhân đạo, hoạt động an sinh xã hội như phối hợp với các cơ quan đơn vị tổ chức mổ tim miễn phí, nấu cháo cho bệnh nhân nghèo, xây nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; ủng hộ đồng bào lũ lụt, phát cơm miễn phí cho học sinh mùa thi đại học, cao đẳng…

Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt - Lào
Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Việt - Lào

Kể từ Đại hội đại biểu GHPGVN tỉnh Nghệ An lần thứ nhất vào năm 2011, các cơ sở thờ tự, các tăng, ni, phật tử đã phát tâm công đức cứu trợ đồng bào lũ lụt thiên tai, đóng góp quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật, chất độc da cam, xây dựng nhà đại đoàn kết và ủng hộ nhiều quỹ khác tại các địa phương trong và ngoài tỉnh… với tổng kinh phí ước đạt gần 216 tỷ đồng.

Trong đó, đã xây dựng gần 200 nhà đại đoàn kết, 3 cây cầu, 5 trường học, 1.278 giếng khoan, hơn 700.000 suất học bổng; trên 1,3 triệu suất quà từ thiện, trên 2,8 triệu bát cháo; gần 1,1 triệu suất cơm; hiến gần 1.000 đơn vị máu… Những nghĩa cử vì cộng đồng, không chỉ là hoạt động tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách mà còn thắt chặt thêm tình đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia của mỗi người dân trong xã hội.

Ngay như năm 2024, khi đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của bão lũ, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ phát động, kêu gọi tăng, ni, phật tử ủng hộ khoảng 5 tỷ đồng. Nhiều cơ sở phật giáo cũng đã phối hợp tổ chức các đoàn thiện nguyện trao quà trực tiếp cho đồng bào bị bão lũ, góp phần chung tay cùng cả nước, đồng hành, sẻ chia với người dân gặp thiên tai hoạn nạn, lan tỏa tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn của nhà Phật.

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Sở Dân tộc và Tôn giáo tổ chức đoàn thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Cà Mau: Sở Dân tộc và Tôn giáo tổ chức đoàn thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Ngày 3/5, bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà tại Niệm Phật đường Phước Điền tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời nhân dịp đại lễ Phật đản năm 2025. Tham dự có ông Huỳnh Ngọc Sang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Quách Kiều Mai, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh; đại diện các lãnh đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương.