Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Mái chùa lan tỏa yêu thương

An Yên - 6 giờ trước

Hành xử theo Phật pháp, các sư thầy ở Đền chùa Gám, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đã có nhiều hoạt động gắn kết giữa đạo và đời. Qua đó, lan tỏa yêu thương đến các phật tử và Nhân dân trong khu vực để cùng chung tay giúp đỡ nhiều người.

Toàn cảnh Đền chùa Gám nhìn từ trên cao
Toàn cảnh Đền chùa Gám nhìn từ trên cao

Chúng tôi gặp đại đức Thích Tuệ Minh – Trụ trì Đền chùa Gám không biết bao nhiêu lần. Và lần nào, cũng cảm nhận tâm thế từ bi, hỉ xả, vô lượng trong con người đại đức tỏa ra, khiến chúng tôi thấy ấm áp, bình thản, an yên đến lạ kỳ. Khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng cũng đủ để bao câu chuyện giữa đạo và đời khiến chúng tôi không dứt ra được.

Mối liên hệ mật thiết giữa đạo và đời, chính là mối nhân duyên giữa phật tử với nhà chùa. Đại đức Thích Tuệ Minh kể: Khi về tùy duyên hành đạo ở chùa Gám, thấy nhiều cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, nhà chùa đã phát tâm giúp đỡ.

Theo đó, bao năm qua, Đại đức Thích Tuệ Minh cùng nhà chùa đã nhận nuôi dạy nhiều cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, ăn học từ cấp tiểu học tới đại học; phối hợp cùng nhóm thiện nguyện huyện Yên Thành nhận nuôi các cháu học sinh ở một số trường miền núi Nghệ An, giúp các em phần nào vơi bớt khó khăn trong cuộc sống.

Hàng trăm căn nhà đại đoàn kết đã được nhà chùa phát tâm xây dựng
Hàng trăm căn nhà đại đoàn kết đã được nhà chùa phát tâm xây dựng

Hành xử theo Phật pháp, từ năm 2013, Đại đức Thích Tuệ Minh chủ trì thành lập Câu lạc bộ “Hương lúa tình quê” để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn và tổ chức các hoạt động thiện nguyện; tổ chức Chương trình nồi cháo yêu thương tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành. Đặc biệt, từ “Quỹ giúp đỡ người nghèo”, đã có nguồn quỹ hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ nhiều gia đình phật tử vay vốn không lãi suất. Nhà chùa còn phát tâm ủng hộ quỹ khuyến học, giúp đỡ các cháu mồ côi, không nơi nương tựa, học sinh nghèo vượt khó…

Năm 2018, Đại đức Thích Tuệ Minh phối hợp lập phòng khám chẩn trị y học cổ truyền trong khuôn viên chùa, quy tụ nhiều y sĩ, bác sĩ đang công tác trong ngành y của tỉnh, huyện thăm khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân, phật tử có nhu cầu. Rồi khi đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp vào năm 2021, Đại đức đã đứng ra vận động bà con phật tử, nhà hảo tâm đóng góp cho Quỹ vắc xin với số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đã có hàng trăm căn nhà đại đoàn kết, mỗi căn giá trị từ 30-50 triệu đồng, đã được nhà chùa phối hợp xây dựng, dành tặng cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có khó khăn về nhà ở.

Thêm những việc làm ấm áp, yêu thương khác; là hàng năm, nhà chùa đã trao hàng nghìn suất quà gồm tiền mặt, nhu yếu phẩm (mỗi suất 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng) tại chùa hoặc mang đến tận nhà, thông qua các chương trình "Tết vì người nghèo"; "Hướng về nguồn", “chăn ấm mùa đông”, “mắt sáng người già”…

Đại đức Thích Tuệ Minh chia sẻ: Các khoá tu ở chùa Gám đều chú trọng giáo dục theo 4 nội dung, gồm: thượng tôn pháp luật, tôn quý đất nước, hiếu kính ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, sống tử tế với mọi người xung quanh.
Đại đức Thích Tuệ Minh chia sẻ: Các khoá tu ở chùa Gám đều chú trọng giáo dục theo 4 nội dung, gồm: thượng tôn pháp luật, tôn quý đất nước, hiếu kính ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, sống tử tế với mọi người xung quanh.

Các hoạt động thiện nguyện, xã hội ngày một lan tỏa từ những tấm lòng từ bi của các sư thầy chùa Gám. Để các bạn trẻ có cơ hội trải nghiệm đời sống tu hành, nhà chùa đã mở các khóa tu vào dịp hè với tên gọi "Ươm mầm hoa sen; Ươm mầm đạo đức; Em về bên Phật; Hành trang vào đời", cùng với các câu lạc bộ võ thuật, các lớp kỹ năng sống… Riêng khoá tu mùa hè, mỗi đợt, nhà chùa tổ chức 3-4 khoá, mỗi khoá thu hút từ 500-560 em tham gia trong 7 ngày, ăn ở, sinh hoạt tại chùa hoàn toàn miễn phí.

Các khóa tu đã lan tỏa yêu thương, trách nhiệm, sẻ chia; thế nên, chùa Gám đã trở thành địa chỉ của rất nhiều bạn trẻ mỗi dịp hè về. Đại đức Thích Tuệ Minh chia sẻ: Các khoá tu ở chùa Gám đều chú trọng giáo dục theo 4 nội dung, gồm: thượng tôn pháp luật, tôn quý đất nước, hiếu kính ông bà cha mẹ, tôn sư trọng đạo, sống tử tế với mọi người xung quanh.

Đại đức kể thêm: Trong hơn 10 năm qua, vấn đề an sinh lớn nhất mà nhà chùa quan tâm là lan toả giá trị tinh thần đạo đức cho giới trẻ thông qua việc tu tập tại chùa bằng những khóa tu. Tuỳ theo từng lứa tuổi, nhà chùa sẽ có hình thức và nội dung khác nhau, chú trọng phương thức thiền trong nhà Phật, chữa lành từ bên trong, giúp các bạn trẻ tự soi lại chính mình.

Đền chùa Gám mỗi năm thu hút hàng trăm bạn trẻ tham gia các khóa tu
Đền chùa Gám mỗi năm thu hút hàng trăm bạn trẻ tham gia các khóa tu

Mới đây thôi, trong dịp lễ hội Đền chùa Gám vừa được tổ chức đầu năm 2025, đã thu hút hàng ngàn phật tử và du khách về thưởng ngoạn, chiêm bái. 

"Chùa Gám luôn hướng đến sự giáo dục cho con người (đặc biệt là lớp trẻ) về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè và người thân... Tất cả những việc làm của nhà chùa đều hướng đến chủ trương xưa của Phật hoàng, tạo dựng một đất nước phồn vinh, hạnh phúc lâu bền.... Cái quan trọng nhất, là để làm sao mỗi người dân hiểu rõ Phật pháp không xa rời quần chúng, người dân mà thực ra là rất gần gũi. Và khi mỗi người đã hiểu được Phật pháp, thì càng có nhiều niềm an vui, có nhiều hạnh phúc, để có thể dễ dàng vượt qua mọi nỗi khổ trong cuộc sống”, Đại đức Thích Tuệ Minh cho biết.

Dạo bước nơi cửa Phật, chúng tôi được biết thêm một chi tiết quan trọng. Chùa Gám có tên chữ là Chí Linh Tự. Chùa Gám nằm trong tổng thể di tích khi vừa có đền vừa có chùa. Đền chùa Gám công trình tâm linh thể hiện cho tư tưởng tam giáo đồng nguyên, là nơi gặp gỡ, hội tụ về tín ngưỡng, tôn giáo của một vùng dân cư rộng lớn trên đất Yên Thành.

Đền chùa Gám đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2007. Đến năm 2018, di sản này được đón nhận bằng bảo trợ Di tích Lịch sử Văn hóa Đền chùa Gám, là Di tích có giá trị lịch sử, văn hóa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống dân tộc Việt Nam do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng.

Tin cùng chuyên mục
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền, vận động (Bài cuối)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Thay đổi nếp nghĩ, cách làm qua công tác tuyên truyền, vận động (Bài cuối)

Để bà con tin tưởng, Người có uy tín không chỉ gương mẫu, đi đầu, mà còn luôn cập nhật thông tin mới bằng mọi cách, nhất là những vấn đề về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan sát sườn đến cuộc sống dân sinh để giải thích thỏa đáng, hướng dẫn cụ thể cho bà con chấp hành, thực hiện. Từ đó, giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng buôn làng giàu mạnh, xứng đáng với niềm tin của chính quyền cơ sở, “điểm tựa” của bà con nơi buôn làng.