Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Xã hội

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tuyên truyền tín dụng chính sách

Việt Hải - Mai Hương - 19:09, 25/08/2023

Thời gian qua, MTTQ Việt Nam và MTTQ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và các đối tượng chính sách khác.

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội thảokhoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội” vừa qua.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tín dụng chính sách xã hội với vấn đề thực hiện và bảo đảm an sinh xã hội” được tổ chức vào ngày 16/8vừa qua.

Khuyến khích các đối tượng chính sách xã hội vươn lên thoát nghèo

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đề ra nhiều chủ trương để triển khai và thực hiện tốt các CSXH, đảm bảo an sinh xã hội nhằm thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội. Trong đó, tín dụng CSXH là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn để tự vươn lên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH (Chỉ thị 40) và Kết luận 06-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư (Kết luận 06); Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác (Nghị định 78).

Theo đó, giai đoạn 2021-2022, đã có trên 4,4 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng CSXH, với doanh số cho vay đạt 184.316 tỷ đồng; góp phần giúp hơn 432 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, tạo việc làm cho trên 1,5 triệu lao động...

Qua hơn 8 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40 và hơn 20 năm thực hiện Nghị định 78, công tác tín dụng CSXH đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, huy động được hàng trăm nghìn tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của đông đảo người nghèo và các đối tượng chính sách ở 100% xã, phường, thị trấn của cả nước, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, hỗ trợ các đối tượng CSXH, những người có hoàn cảnh khó khăn, những người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, xây dựng NTM.

Phát huy vai trò của Ủy ban MTTQ Việt Nam, MTTQ các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng CSXH đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào DTTS và các đối tượng chính sách khác.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ngân hàng CSXH đã ký chương trình phối hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng CSXH; tuyên truyền về Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hoạt động Quỹ "Vì người nghèo"...

Trong 5 năm qua, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức 87.356 đoàn giám sát, trong đó MTTQ cấp tỉnh tổ chức 1.981 cuộc, MTTQ cấp huyện tổ chức 13.213 cuộc; MTTQ cấp xã giám sát 72.162 cuộc. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực xã hội, công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời tăng cường vai trò, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đối với các hoạt động tín dụng CSXH và thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững, xây dựng NTM, bảo đảm an sinh xã hội.

Giai đoạn 2021-2022, đã có trên 4,4 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng CSXH
Giai đoạn 2021-2022, đã có trên 4,4 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ Ngân hàng CSXH

Tuyên truyền chủ trương, chính sách về tín dụng chính sách xã hội

Để tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả hơn nữa tín dụng CSXH, Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục phối hợp cùng Ngân hàng CSXH tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về tín dụng CSXH đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung Chỉ thị 40, Kết luận 06; tuyên truyền về Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo” thiết thực hơn nữa.

Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh, MTTQ Việt Nam cần tiếp tục phát động, triển khai Cuộc vận động “Vì người nghèo” theo Chỉ thị số 05 -CT/TW của Ban Bí thư ngày 23/6/2021 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Cùng với đó, căn cứ Chỉ thị 40-CT, Kết luận 06 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết liên tịch số 88/NQLT/CP-ĐCTUBTWMTTQVN của Chính phủ, đề xuất Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sửa đổi Quy chế vận động, quản lý và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” theo hướng mở tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” tại các ngân hàng thương mại nhằm hỗ trợ người nghèo được tốt nhất.  Đồng thời, thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội cũng như đối với hoạt động tín dụng CSXH.

Tin cùng chuyên mục
Khi chiếc bẫy thú hóa… thành voi

Khi chiếc bẫy thú hóa… thành voi

Bẫy kẹp, bẫy dây sắt thòng lọng, bẫy lao… - những hơn 15.000 chiếc như thế của khách sơn tràng được kiểm lâm Vườn quốc gia (VQG) Pù Mát (Nghệ An) thu giữ rồi kết thành những chú voi ngộ nghĩnh, đáng yêu. Điều ấy đã mang đến một thông điệp ý nghĩa về sự chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã…