Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tin tức

Phát huy vai trò của Người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo trong thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thúy Hồng - 05:40, 17/07/2024

Ngày 16/7, tại tỉnh Hòa Bình, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của Người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Bà Hà Thị Nga - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và ông Nguyễn Phi Long - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đồng chủ trì.

Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo
Bà Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo của Ủy ban Dân tộc, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ; đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ, Người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo;các cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng có những sáng kiến, giải pháp tuyên truyền, vận động hiệu quả trong thúc đẩy bình đẳng giới tại 21 tỉnh, thành phố - địa bàn thực hiện Dự án 8 khu vực miền núi phía Bắc.

Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của Người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo trong tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng góp phần thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long phát biểu tại Hội thảo
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga cho biết: Đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản là những cá nhân tiêu biểu trong cộng đồng, luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, là cầu nối giữa chính quyền với Nhân dân. Họ đã thực hiện phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để đưa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, đem lại đổi thay thực chất cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó có phụ nữ.

Theo bà Hà Thị Nga, trong 5 năm qua, Hội LHPN các cấp đã tranh thủ, bồi dưỡng và xây dựng được hơn 3.000 Người có uy tín là hội viên nòng cốt, chi hội trưởng, tổ trưởng phụ nữ tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có đông tín đồ tôn giáo. Tổ chức tập huấn, truyền thông, cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về thúc đẩy bình đẳng giới cho hơn 13.000 lượt Người có uy tín vùng đồng bào DTTS, vùng có đông tín đồ tôn giáo.

Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo
Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo

Các cấp Hội phụ nữ tại địa phương trong cả nước đã tranh thủ được kho tàng kinh nghiệm, sự am hiểu địa bàn, đối tượng, văn hóa...của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo của đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, các vị chức sắc, chức việc để vận động người dân trong cộng đồng tích cực tham gia thực hiện các Chương trình, phong trào Hội.

Tại địa bàn 26 tỉnh biên giới, các cấp hội phụ nữ đã hỗ trợ xây dựng hơn 1.000 mô hình sinh kế, trao tặng, sửa chữa hơn 500 "Mái ấm tình thương" cho phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, giúp chị em mạnh dạn, tự tin hơn, tích cực tham gia có trách nhiệm vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình - Nguyễn Phi Long đánh giá cao Hội LHPN tỉnh thời gian qua đã tham mưu chính sách cho phụ nữ trong vay vốn, xóa đói giảm nghèo; tích cực xây dựng các mô hình, phát triển kinh tế hộ, tập trung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tập thể. Cùng với đó, tổ chức nhiều hoạt động an sinh, xã hội, quan tâm hỗ trợ trẻ em, phụ nữ yếu thế...Đặc biệt, đã phối hợp chặt chẽ với đội ngũ Người có uy tín, chức sắc, chức việc, già làng, trưởng bản để vận động người dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội...

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm hay, những bài học quý từ thực tiễn triển khai Dự án 6. Đồng thời đề xuất được những giải pháp phát huy hiệu quả hơn nữa sự phối hợp, tham gia của Người có uy tín, chức sắc các tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi "nếp nghĩ, cách làm", từng bước xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024

Ghi nhận những nỗ lực của tuổi trẻ ngành điện trong thời gian qua, tại chương trình Tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gắn với lễ kỷ niệm 10 năm “Thanh niên tình nguyện” và kỷ niệm 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, Tỉnh đoàn Kon Tum đã khen thưởng 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum về thành tích xuất sắc trong chiến dịch thanh niên tình nguyện hè giai đoạn 2000-2024.