Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Thúy Hồng - 4 giờ trước

Với nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới, những năm gần đây, nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.

Xưởng chè của chị Bàn Thị Hom đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi của 10 hộ gia đình trong thôn Nà Màu mang lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình
Xưởng chè của chị Bàn Thị Hom đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi của 10 hộ gia đình trong thôn Nà Màu mang lại thu nhập ổn định cho các hộ gia đình

Thay đổi nhận thức

Sinh ra, lớn lên trong gia đình nghèo tại thôn Nà Màu, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cô gái dân tộc Dao Bàn Thị Hom, sinh năm 1996 đã từng bị bố mẹ ép ở nhà không được đi học để lấy chồng.

Theo chia sẻ của Hom, vượt qua khó khăn, chị nỗ lực để được đi học đại học. Bởi Hom biết rằng, đi học chính là con đường duy nhất để vươn lên, vượt qua mọi rào cản định kiến giới, khẳng định chính mình. Với ý chí quyết tâm, sau khi học xong THPT, Hom tiếp tục xuống Hà Nội học tại Học Viện Thanh thiếu niên. 4 năm ở Hà Nội, Hom vừa học vừa đi làm thêm để trang trải cuộc sống.

Tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, Hom quay trở về xin làm cán bộ đoàn xã, không chỉ gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động phong trào, Hom còn đi đầu trong phát triển kinh tế bằng việc vay vốn để sản xuất chè sạch. Hiện nay, xưởng chè của chị Hom đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè búp tươi của 10 hộ gia đình trong thôn. Mỗi năm, trừ các khoản chi phí, gia đình chị thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Năm 2023, Bàn Thị Hom đã mạnh dạn tham gia Cuộc thi khởi nghiệp do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hà Giang tổ chức và vinh dự giành giải Nhất với ý tưởng “Trà Shan tuyết - Nối tiếp tương lai”. Ý tưởng này cũng vinh dự lọt vào vòng bán kết Phụ nữ khởi nghiệp với tài nguyên bản địa khu vực miền Bắc.

Mùa Thị Mai (bên phải) chia sẻ về câu chuyện vượt qua định kiến, khuôn mẫu giới của bản thân
Mùa Thị Mai (bên phải) chia sẻ về câu chuyện vượt qua định kiến, khuôn mẫu giới của bản thân

Triển khai thực hiện Dự án 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp triển khai hiệu quả các chỉ tiêu cốt lõi, với 2/9 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Tính đến tháng 5/2024, các địa phương đã thành lập, vận hành 8.624/9.000 Tổ truyền thông cộng đồng, truyền thông cho 368.302 người dân; thành lập, củng cố 1.809/1.000 Địa chỉ tin cậy, hỗ trợ, tư vấn cho khoảng 49.339 phụ nữ, trẻ em, vượt chỉ tiêu giai đoạn 1; thành lập và duy trì 1.556/1.800 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, hỗ trợ 135/500 tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ, đạt 27% chỉ tiêu giai đoạn 1…

Còn đối với Mùa Thị Mai, cô sinh viên dân tộc Mông, học năm thứ hai Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia) cũng vượt qua nhiều rào cản để được theo đuổi ước mơ vào đại học.

Mai kể, quê em ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Gia đình của em có 9 anh chị em thì các anh chị đều lấy vợ, lấy chồng từ rất sớm. Các chị gái của Mai chỉ mới học hết THCS là đã bị “bắt vợ”. Cuộc sống của các chị gái Mai cũng rất vất vả, phải lo toan mọi việc trong gia đình nhưng không có tiếng nói, có người còn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Bạn thân của Mai cũng học giỏi, có ước mơ học đại học, nhưng sau khi bị “bắt vợ” thì đã phải bỏ học.

Không chấp nhận việc bị đối xử bất công như các chị gái và bạn của mình, Mùa Thị Mai đã quyết tâm vượt qua hoàn cảnh, quyết tâm vượt qua rào cản định kiến giới, Mai đã nỗ lực thi đỗ vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hiện nay, Mai đang rất tích cực tham gia vào các dự án xã hội, góp phần giảm thiểu những định kiến giới, những phong tục không còn phù hợp của đồng bào các DTTS.

Tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển toàn diện

Những câu chuyện của Bàn Thị Hom và Mùa Thị Mai đã thể hiện nỗ lực trong hành trình chinh phục ước mơ và khát vọng. Họ đã trở thành những gương phụ nữ DTTS điển hình mạnh mẽ, nỗ lực vượt qua định kiến giới và khẳng định giá trị bằng tài năng, tri thức, lan tỏa tinh thần tích cực trong cộng đồng, từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội.

Nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội
Nhiều phụ nữ DTTS đã mạnh mẽ vươn lên, dám nghĩ, dám làm, góp phần thay đổi khuôn mẫu giới, khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội

Đặc biệt, với các hoạt động thuộc Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em”, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã giúp chị em phụ nữ DTTS nâng cao nhận thức về định kiến giới, khuôn mẫu giới. Nhiều chị em phụ nữ đã vươn lên tự tin khẳng định vai trò của mình đối với gia đình, xã hội.

Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết: Thực hiện Dự án 8 Trung ương Hội LHPN Việt Nam thiết kế nhiều hoạt động hỗ trợ, xây dựng mô hình, tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng... Từ đó, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục
Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Giồng Riềng (Kiên Giang): Phum sóc đổi thay từ hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Qua đó, kịp thời hỗ trợ đồng bào các DTTS từng bước ổn định cuộc sống, có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, đời sống tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt.