Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Phục dựng Lễ tỉa lúa trong đời sống đồng bào Ba Na

Ngọc Thu - 10:19, 21/10/2024

Từ lâu Lễ tỉa lúa đã gắn liền với đời sống của đồng bào Ba Na ở Gia Lai. Vào tháng 3 hằng năm, trước mỗi mùa gieo trồng, cộng đồng người Ba Na họp lại, cùng nhau làm Lễ tỉa lúa để cầu mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt. Đây cũng là dịp tạ ơn Thần lúa đã giúp bà con có mùa bội thu, thóc lúa đầy kho.

Trước nhà rông, cộng đồng người Ba Na tay trong tay hân hoan mừng nghi lễ truyền thống.
Trước nhà rông, cộng đồng người Ba Na tay trong tay hân hoan mừng nghi lễ truyền thống

Nhằm giữ gìn nghi lễ truyền thống độc đáo, ý nghĩa của đồng bào Ba Na, trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa - thể thao của Ngày hội Du lịch huyện Kbang năm 2024, mới đây huyện Kbang đã phục dựng Lễ tỉa lúa đầu năm tại làng kháng chiến Stơr, xã Tơ Tung,  thu hút hàng ngàn người đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm nghi lễ thú vị này. 

Một số hình ảnh tái hiện Lễ tỉa lúa đầu năm tại làng kháng chiến Stơr

Thực hiện nghi lễ là già làng Đinh Grêng (làng Stơr, xã Tơ Tung) đọc lời khấn Yang phù hộ cho hạt lúa, hạt bắp sinh sôi nảy nở, bà con khoẻ mạnh, dân làng ấm no, hạnh phúc.
Thực hiện nghi lễ là già làng Đinh Grêng (làng Stơr, xã Tơ Tung) đọc lời khấn Yang phù hộ cho hạt lúa, hạt bắp sinh sôi nảy nở, bà con khoẻ mạnh, dân làng ấm no, hạnh phúc

Lễ tỉa lúa là lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Ba Na, là dịp để tạ ơn thần linh đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ.
Lễ tỉa lúa là lễ hội lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với dân tộc Ba Na, là dịp để tạ ơn thần linh đã giúp dân làng có được một vụ mùa bội thu, no đủ
Vừa dứt lời khấn của già làng, bà con đeo gùi nhỏ bên hông,  tay cầm cây vót nhọn chọc lỗ tra hạt xuống đất.
Vừa dứt lời khấn của già làng, bà con đeo gùi nhỏ bên hông, tay cầm cây vót nhọn chọc lỗ tra hạt xuống đất

BÁO IN CUỐI THÁNG - Độc đáo Lễ tỉa lúa của đồng bào Ba Na 4
BÁO IN CUỐI THÁNG - Độc đáo Lễ tỉa lúa của đồng bào Ba Na 5
Trong không gian Lễ tỉa lúa rộn rã trong nhịp trống, tiếng cồng chiêng, những cô gái Ba Na trong trang phục truyền thống uyển chuyển trong các điệu múa, cùng các chàng trai nồng say bên ché rượu... Tất cả hòa quyện, đắm say giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ.
Trong không gian Lễ tỉa lúa rộn rã trong nhịp trống, tiếng cồng chiêng, những cô gái Ba Na trong trang phục truyền thống uyển chuyển trong các điệu múa, cùng các chàng trai nồng say bên ché rượu... Tất cả hòa quyện, đắm say giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.