Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Phum, sóc bừng sáng đón Xuân sang

Thiên Hương - 15:09, 22/01/2023

Tết Nguyên đán từ lâu đã trở thành cái tết chung, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em. Vào những ngày này, trong từng phum, sóc, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng đang tưng bừng đón Tết. Cuộc sống mới với nhiều đổi thay trên những vùng quê đã mang lại nhiều niềm vui cho đồng bào dân tộc Khmer trong dịp Tết đến, Xuân về.

Chùa Xiêm Cán, một trong những ngôi chùa Khmer có kiến trúc đẹp và là nơi sinh hoạt tâm linh, tổ chức các hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh trong những ngày Tết đến, Xuân về
Chùa Xiêm Cán, một trong những ngôi chùa Khmer có kiến trúc đẹp và là nơi sinh hoạt tâm linh, tổ chức các hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh trong những ngày Tết đến, Xuân về

Rộn ràng đón Tết

Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 cũng là lúc đồng bào Khmer ở hầu hết các phum, sóc trên địa bàn huyện Hồng Dân bước vào thời điểm thu hoạch vụ tôm càng xanh trên đất lúa. Với một niềm vui trúng mùa, được giá. Điều này càng khiến cho không khí chuẩn bị đón năm mới của đồng bào Khmer nơi đây càng thêm rộn ràng, nô nức.

Trên các tuyến đường từ Trung tâm các xã ở huyện Hồng Dân dẫn về các ấp, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, sự khang trang đến từ những căn nhà xây, trường học và chùa Khmer làm cho phum, sóc thêm phần rạng rỡ trước mùa Xuân mới.

Ông Lý Tỷ - người dân Khmer xã Vĩnh Trạch Đông, Tp. Bạc Liêu phấn khởi: “Tết Nguyên đán ở các phum, sóc giờ đây cũng vui lắm. Đồng bào dân tộc giờ đây đã biết tính toán làm ăn, biết tích lũy vốn để phát triển các mô hình kinh tế mới, nhờ đó mà đời sống kinh tế khấm khá hơn xưa rất nhiều. Do vậy, bà con cũng vui mừng, phấn khởi đón Tết Nguyên đán cũng giống như bà con người Kinh, người Hoa trong xóm”.

Không chỉ chăm chút cho vẻ đẹp cổ kính của các ngôi chùa Khmer - biểu tượng về văn hóa tín ngưỡng của người Khmer, trong những ngày Tết, mà mọi người còn quan tâm đến việc dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa, đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp để cùng vui Xuân, đón Tết. Để đồng bào Khmer có được niềm vui trọn vẹn như hôm nay một phần là nhờ thành quả của hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã đổi thay rõ nét, nhất là về hạ tầng nông thôn. Nhiều tuyến đường bê tông đã được xây dựng nối liền các xóm ấp, ô tô đến tận các nơi. Nhờ vậy, việc đi lại của người dân dễ dàng, hàng hóa cũng không còn chịu cảnh bị ép giá như trước.

Mô hình trồng nhãn kết hợp trồng màu góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào Khmer trên địa bàn Tp. Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Linh)
Mô hình trồng nhãn kết hợp trồng màu góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào Khmer trên địa bàn Tp. Bạc Liêu. (Ảnh: Chí Linh)

Phum, sóc không ngừng đổi mới

Tết này, có dịp đến thăm các vùng quê, nhất là những nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống sẽ thấy rõ những đổi thay trong đời sống của người dân. Hòa Thượng Hữu Hinh - Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Trong những ngày Tết Nguyên đán, đồng bào Khmer vẫn giữ nét đẹp lên chùa cúng Phật, cầu bình an. Trong những buổi trò chuyện cùng mọi người vào dịp này, tôi luôn khuyên bảo, nhắc mọi người sống hòa nhã, cần cù lao động, cho con em học hành tử tế để sau này góp sức xây dựng quê hương, phum, sóc ngày thêm giàu đẹp”.

Những năm qua, công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay ưu đãi đã tạo điều kiện cho nhiều hộ đồng bào DTTS hăng hái mở rộng sản xuất. Từ đây, những mô hình hay, cách làm hiệu quả được nhân rộng khơi dậy tinh thần hăng say lao động, phát triển kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình.

Ông Sơn Ri Thi - Bí thư Chi bộ ấp Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) tự hào: “Tết năm nay, đồng bào dân tộc Khmer trong ấp rất phấn khởi vì cuộc sống đã dần ổn định hơn trước. Nhiều gia đình đã xây cất được nhà cửa khang trang, với mô hình kinh tế cho thu nhập ổn định. Bà con đoàn kết phấn đấu lao động sản xuất, góp phần cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm phát triển. Cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bà con ai cũng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.

Tin cùng chuyên mục
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.