Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Phương pháp dạy môn Lịch sử độc đáo ở một ngôi trường vùng cao

Trọng Bảo - 09:52, 07/03/2023

Tại ngôi trường vùng cao Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai bằng nguồn xã hội hóa và tiết kiệm chi thường xuyên nhà trường đã xây dựng nhiều mô hình di tích lịch sử. Qua các giờ học thực tế, các em học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu những mốc son lịch sử của dân tộc thông qua các mô hình mô phỏng. Qua đó, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử - môn học lâu nay được xem là khô cứng, khó thu hút học sinh...

Các giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thu hút các em học sinh
Các giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thu hút các em học sinh

Đều đặn hàng tuần, trong tiết học Lịch sử, các em học sinh Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng được thầy, cô giáo đưa ra khuôn viên của trường, nơi trưng bày các mô hình mô phỏng di tích lịch sử. Tại đây, các em học sinh vừa được thầy cô truyền đạt kiến thức lý thuyết, vừa quan sát hình ảnh thực tế và hoạt động nhóm. Nhờ đó, những giờ học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn.

“Khi được học môn Lịch sử ngay tại khuôn viên của trường, em cảm thấy rất vui và hào hứng. Những mô hình này đều gắn với nội dung các bài học của chúng em, giúp chúng em hiểu và nhớ nội dung bài rất nhanh”, em Sầm Hà Tuấn Anh chia sẻ.

Tận dụng diện tích đất trong khuôn viên, trường Tiểu học xã Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn đã xây dựng một “bảo tàng thu nhỏ” mô phỏng các di tích gắn với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dưới những tán cây xanh, ngay trong khuôn viên của nhà trường, những hình ảnh dân gian hết sức quen thuộc như chú Tiểu cưỡi trâu thổi sáo đến những nhân vật lịch sử, những di tích nổi tiếng qua các thời kỳ lịch sử, như Bà Trưng, Bà Triệu, chiến thắng Bạch Đằng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội…

Tiết học Lịch sử diễn ra ngay trong khuôn viên của trường nơi có “bảo tàng thu nhỏ”
Tiết học Lịch sử diễn ra ngay trong khuôn viên của trường nơi có “bảo tàng thu nhỏ”

“Trong quá trình dạy và học môn Lịch sử của trường, cũng gặp một số khó khăn nhất định. Ví dụ như, học sinh thường xuyên nắm không rõ những mốc lịch sử cũng như diễn biến, các mốc lịch sử của dân tộc ta. Xuất phát từ thực tế này, nhà trường đã tận dụng đồi cây sau trường xây dựng một khu để trưng bày các di tích, vừa là nơi các em học sinh tham quan trong giờ ra chơi, vừa phục vụ để dạy môn học Lịch sử…”, thầy Vũ Kim Phúc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng cho biết.

Tại các trường học vùng cao, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị còn nhiều khó khăn nên phần lớn các môn học xã hội vẫn dạy theo phương pháp truyền thống. Bởi vậy, tiết học trải nghiệm mô hình lịch sử, không chỉ giúp học sinh nắm vững lí thuyết mà còn vun đắp trong các em niềm tự hào về truyền thống dân tộc.

Đây cũng là nơi các em học sinh tham quan, tìm hiểu trong các giờ ra chơi
Đây cũng là nơi các em học sinh tham quan, tìm hiểu trong các giờ ra chơi

“Hiệu quả của mô hình này có sức lan tỏa rất là lớn, ngoài các nội dung trong sách được các thầy cô giảng dạy ở trên lớp ra, thì các em được nắm bắt, được hiểu rõ thêm qua việc quan sát trực quan các mô hình. Có thể nói, với mô hình học tập trực quan này, không chỉ giúp các em nắm bắt, hiểu bài nhanh hơn mà còn khơi dậy cho các em lòng tự hào về truyền thống lịch sử của cha ông. Chúng tôi đã và đang khuyến khích các trường học trong huyện đến học tập và áp dụng triển khai nhân rộng mô hình này”, ông Bùi Văn Huấn, Phó Trưởng Phòng Giáo dục huyện Văn Bàn nhấn mạnh.

Hiện nay, mô hình trường học gắn với thực tiễn ngày càng được nhân rộng tại nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai bằng nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế. Nhờ đó, các tiết học đã trú trọng việc truyền cảm hứng, phát huy tính chủ động của học sinh theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Dào tạo đang hướng tới.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.