Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Quang Bình, Hà Giang: Hiệu quả từ lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi”

PV - 10:07, 13/08/2019

Thời gian qua, nhiều tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang đã thực hiện lồng ghép sinh hoạt giữa “4 hội, 4 chi” ở xã, thôn. Cách làm này vừa giữ vững tổ chức hoạt động của các hội, đoàn thể, nâng cao năng lực, hiệu quả và sức chiến đấu của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, vừa tạo động lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Vĩ Thượng là xã đầu tiên trong toàn huyện Quang Bình triển khai sinh hoạt lồng ghép “4 hội, 4 chi” cấp xã, thôn gồm: Phụ nữ (PN), Nông dân (ND), Cựu chiến binh (CCB), Đoàn Thanh niên (ĐTN), định kỳ 3 tháng/lần, bắt đầu từ năm 2018. Tại mỗi kỳ sinh hoạt, ngoài đại diện các hội, đoàn thể và hội viên các chi hội, buổi sinh hoạt còn có đại diện Mặt trận Tổ quốc và các ngành liên quan của xã tham gia.

Anh Quốc Văn Vui, Bí thư Đoàn Thanh niên xã cho biết: Từ khi thực hiện sinh hoạt chung giữa “4 hội, 4 chi”, chúng tôi sử dụng mạng xã hội để thành lập nhóm, kết nối thông tin đến đoàn viên thanh niên (ĐVTN), dù ở xa hay gần các bạn đều biết đến mọi công việc của Chi đoàn triển khai theo chủ đề hằng tháng và có những ý kiến đóng góp, xây dựng. Nhờ trao đổi, tương tác theo nhóm, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều ĐVTN đã mạnh dạn phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao.

Thông qua định hướng từ các buổi sinh hoạt “4 hội, 4 chi”, Đoàn thanh niên xã Vĩ Thượng nhân rộng diện tích trồng cây khoai tây trong vụ đông. Thông qua định hướng từ các buổi sinh hoạt “4 hội, 4 chi”, Đoàn thanh niên xã Vĩ Thượng nhân rộng diện tích trồng cây khoai tây trong vụ đông.

Điển hình như, gia đình ĐVTN Nguyễn Văn Tầng, thôn Trung Thành. Năm 2015, anh Tầng cải tạo hơn 2ha đất vườn tạp sang trồng cỏ voi, đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc, cùng đó, anh vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để mua 1 con bò giống, tận dụng nguồn cỏ voi, anh Tầng phát triển đàn bò lên đến trên chục con. Mỗi năm bán đi 4-5 con (khoảng 20 triệu đồng/con), trừ chi phí, anh Tầng thu về được gần trăm triệu đồng. Có vốn, anh đầu tư mở thêm xưởng gỗ, lợi nhuận mỗi năm gần 200 triệu đồng.

Tại thôn Hạ Quang, xã Vĩ Thượng, mô hình trồng rừng kinh tế của ông Nông Văn Thâm được nhiều người biết đến. Năm 2013, nhờ sự giúp đỡ của cán bộ Hội Nông dân xã, gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi hơn 7ha đất vườn đồi tạp sang trồng keo và bồ đề. Đến nay, đồi keo gần 5ha của gia đình ông đã cho khai thác được hơn 270 triệu đồng. Cuối năm ngoái, vợ chồng ông mở rộng thêm 2ha trồng bồ đề, giờ đang phát triển tốt. Nhờ đó, thu nhập hằng tháng của gia đình ông ước đạt 10 triệu đồng.

Đảng bộ huyện Quang Bình có tổng số 60 tổ chức

cơ sở đảng, hơn 6.000 đảng viên, 6.480 hội viên nông dân, 8.316 hội viên phụ nữ, 2.778 hội viên cựu chiến binh và trên 9.000 ĐVTN. Vào đầu nhiệm kỳ, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn khá cao (trên 25%). Vì vậy, Đảng bộ huyện yêu cầu cần lồng ghép sinh hoạt của các tổ chức chính trị ngay trong cuộc họp thôn, bản hằng tháng để thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Ông Triệu Tài Phong, Bí thư Huyện ủy Quang Bình khẳng định: “Việc sinh hoạt lồng ghép các hội, chi ở cơ sở là để nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng trên mọi lĩnh vực, với phương châm phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng đảng là then chốt. Từ thành công ở Vĩ Thượng, hiện nay, các xã Xuân Giang, Yên Hà, Tân Bắc… học tập, triển khai rộng khắp mô hình trong phát triển kinh tế đã và đang đem lại hiệu quả bước đầu”.

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương bằng hình thức sinh hoạt “4 hội, 4 chi” trong phát triển kinh tế, đến cuối năm 2018, mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Quang Bình đạt trên 26 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 25% (năm 2015) xuống còn 18% (cuối năm 2018).

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.