Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Quảng Bình: Không còn tình trạng học sinh DTTS bỏ học sau Tết

Phạm Tiến - 15:21, 28/02/2024

Theo khảo sát của ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ở địa phương này đã không còn tình trạng học sinh DTTS bỏ học.


(Bài kế hoạch): Quảng Bình: Không còn tình trạng học sinh đồng bào DTTS bỏ học sau Tết Nguyên đán 2024
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) có gần 100% học sinh người DTTS. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 các em đã đến trường đầy đủ

Để khắc phục tình trạng học sinh DTTS bỏ học sau Tết Nguyên đán, ngành Giáo dục và nhiều địa phương miền núi ở tỉnh Quảng Bình đã triển khai nhiều biện pháp. Công tác phối hợp giữa nhà trường và chính quyền địa phương cũng như phụ huynh học sinh được được đẩy mạnh. Giải pháp truyền truyền, động viên học sinh đồng bào DTTS trở lại trường học sau Tết được đặt lên hàng đầu.

Tại huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) hiện có 47 đơn vị trường học. Trong đó có 19 trường mầm non, 13 trường Tiểu học, 08 trường THCS, 04 trường Tiểu học &Trung học cơ sở, 02 trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tiểu học và Trung học cơ sở và 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như Đảng và Nhà nước triển khai nhiều chủ trương, chính sách nên các đơn vị trường học được xây dựng khang trang. Chất lượng giáo dục của huyện cũng theo đó không ngừng được nâng cao. Tổng tất cả các cấp học huyện Minh Hóa hiện có 13.634 em, trong đó học sinh dân tộc có 4315 em, chiếm tỷ lệ 31.6%. Niềm vui đến với thầy, cô giáo nói riêng và ngành giáo dục huyện Minh Hóa nói chung là sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tất cả học sinh đã đến trường đầy đủ. Tình trạng học sinh là con em đồng bào DTTS bỏ học sau Tết không còn tái diễn.

Chia sẻ với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Nguyễn Hữu Thọ- Trưởng phòng Giáo dục huyện Minh Hóa cho biết: “Trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Phòng đã chỉ đạo tất cả các trường tăng cường công tác tuyên truyền, vận động học sinh trước trong và sau Tết. Các đơn vị trường học cũng làm tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động; tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động nhằm thu hút học sinh đến trường. Bên cạnh đó, các chế độ chính sách đối với học sinh là con em đồng bào DTTS được đảm bảo. Nhờ đó, trên địa bàn huyện đã không còn tình trạng học sinh bỏ học”. 

Không chỉ thực hiện tốt chỉ đạo của phòng, các trường đơn vị trường học trên địa bàn còn triển khai những giải pháp đặc thù. Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dân Hóa có gần 100% học sinh là người DTTS. Trước Tết, nhà trường đã giao giáo viên chủ nhiệm chủ động nắm bắt hoàn cảnh gia đình và tâm lý của mỗi học sinh. Để từ đó có những giải pháp cụ thể để chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học sau Tết. Đối với những học sinh thuộc nhóm nguy cơ cao bỏ học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên các em và gia đình. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm để bảo vệ quyền được học tập của học sinh trong độ tuổi đến trường.


(Bài kế hoạch): Quảng Bình: Không còn tình trạng học sinh đồng bào DTTS bỏ học sau Tết Nguyên đán 2024 1
Ở xã Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) nơi có gần 100% học sinh là con em đồng bào DTTS, sau Tết Nguyên Đán các em học sinh cũng đã trở lại trường học đầy đủ

Thầy Nguyễn Văn Chương, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Dân Hóa cho biết: “Ở trường có gần 100% học sinh là con em đồng bào DTTS. Điều mừng là sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn các em đều đến trường đầy đủ”.

Còn tại huyện Tuyên Hóa, đồng bào dân tộc Chứt cư trú chủ yếu ở 4 xã (Lâm Hóa, Lê Hóa, Sơn Hóa, Thanh Hóa) và thị trấn Đồng Lê. Trái ngược với nhiều năm trước, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tình trạng học sinh đồng bào DTTS bỏ học giữa chừng đã không còn.

Trường Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Lâm Hóa có gần 90 học sinh, trong đó có 50 em là người Mã Liềng (dân tộc Chứt). Ở đây, việc giữ học trò là nhiệm vụ không kém phần quan trọng bên cạnh nâng cao chất lượng dạy học. Với sự nỗ lực của các thầy, cô giáo, sau Tết các em học sinh đồng bào DTTS đã trở lại trường học đầy đủ.

(Bài kế hoạch): Quảng Bình: Không còn tình trạng học sinh đồng bào DTTS bỏ học sau Tết Nguyên đán 2024 2
Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa cũng đảm bảo sỹ số 100% sau Tết

Thầy giáo Trần Văn Dương, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Lâm Hóa, đồng bào Mã Liềng (dân tộc Chứt) sống tập trung tại 3 bản: bản Kè, bản Cáo và bản Chuối với hơn 150 hộ, khoảng 650 nhân khẩu. Nhờ sự trợ giúp của Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương, người Mã Liềng đã có bước tiến dài trên hành trình xây dựng cuộc sống mới. Bà con biết chăn nuôi, trồng rừng để tạo lập cuộc sống. Đặc biệt, việc học của con em được đồng bào quan tâm nên việc bỏ học sau Tết cũng không còn.

Không chỉ Minh Hóa, Tuyên Hóa, một số địa phương khác như Bố Trạch, Lệ Thủy ở tỉnh Quảng Bình cũng không còn tình trạng học sinh DTTS bỏ học sau Tết. Theo kết quả khảo sát của ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trên địa bàn tỉnh không có học sinh DTTS nào bỏ học giữa chừng. Có được kết quả đó là nhờ ngành Giáo dục, các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Đặc biệt, là đồng bào DTTS ở Quảng Bình đã nhìn nhận đúng tầm quan trọng của việc học của con em.


Tin cùng chuyên mục
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.